Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ bí ngôi đền thờ của người Việt cổ

Chủ nhật, 14:00 08/04/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Ấy là ngôi đền Tam Giang - Bạch Hạc (TP. Việt Trì- tỉnh Phú Thọ) cổ xưa nằm ngay ngã ba sông, nơi có địa thế sơn thủy hữu tình.

Không chỉ là ngôi đền cổ xưa thờ tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ - thờ các nữ thần tự nhiên như Mẫu Thoải cai quản sông nước, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi rừng, Mẫu Cửu Trùng cai quản bầu trời - mà nơi đây còn có chiếc chuông đồng "Thông Thánh quán chung ký" có niên từ thế kỷ 19.
 
Đền Tam Giang- Bạch Hạc nhìn ra dòng sông Thao thơ mộng.
Ảnh: T.G
 
Nơi thờ các nữ thần tự nhiên cổ xưa
 
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây, ngôi đền cổ Tam Giang - Bạch Hạc thuộc TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) được xây dựng trên nền đất cố đô Văn Lang xưa.

Ấy là nơi có địa thế sơn thủy hữu tình hiếm có với sự hợp lưu của ba con sông lớn là sông Lô, sông Thao, sông Đà. Theo dân gian: Buổi đầu dựng nước, Lạc Long Quân từ trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn về phương Nam thấy hợp lưu của 3 con sông với bãi phù sa mượt mà trù phú, có đàn hạc đậu trắng cả một vùng nên gọi đó là Bạch Hạc- nơi đất lành chim đậu, nơi lan tỏa vượng khí núi sông.
Ngôi đền cổ được xây dựng theo hướng tây bắc nhìn ra cửa sông, thờ vị thần huyền thoại Vũ phụ Trung dực Uy Hiển Vương, húy là Thổ Lệnh, một vị thần thời Hùng Vương. Từ bao đời nay, người dân Bạch Hạc coi thần Thổ Lệnh như thần làng, thần sông. Thần luôn phù hộ cho người dân có một cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Tương truyền: Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, triều đình nhà Trần đã nhiều lần chọn ngã ba Bạch Hạc làm nơi huấn luyện quân sĩ. Vào ngày Tết Thượng nguyên năm Ất Dậu (1285), tướng quân Trần Nhật Duật đã cắt tóc thề với thần linh, tổ tiên nguyện đem hết lòng trung thành để báo ơn vua rồi chỉ huy binh sĩ ra trận, kiên cường mưu trí ngăn cản bước tiến công và tiêu hao sinh lực địch, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần năm 1287. Sau này, thái sư Trần Nhật Duật được cấp biểu trạch nơi Bạch Hạc để lập thái ấp, nên khi qua đời, ông được người dân tôn kính tạc tượng thờ cùng với vị Thổ Lệnh Đại Vương từ thời Hùng Vương.

Ngôi đền cổ còn là một trong số ít nơi xuất phát từ tín ngưỡng Tam Phủ,  một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ nên trong đền thờ các nữ thần tự nhiên như: Mẫu Thoải, cai quản sông nước; Mẫu Thượng Ngàn, cai quản núi rừng; Mẫu Cửu Trùng, cai quản bầu trời. Sau nhiều thế kỷ bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh, đền Tam Giang đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền cổ bây giờ nằm trên khuôn viên có diện tích lên tới hơn 1.000m2, ngay chính vị trí đắc địa với đỉnh đền là bầu trời mây thoáng đãng, phía trước là dòng nước hùng vĩ nơi tụ hợp của ba con sông lớn, xung quanh núi non sơn thủy hữu tình.
 

Ông Nguyễn Thế Xuyên- Phó ban Quản lý di tích bên quả chuông đồng cổ. Ảnh: T.G


Độc đáo chuông đồng cổ…

Ngôi đền cổ từ ngàn năm nay vẫn luôn quay ra phía dòng sông cuồn cuộn nước, nhìn theo hướng Tây Bắc thấy núi Nghĩa Lĩnh - nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương.

Ông Nguyễn Thế Xuyên- Phó ban Quản lý di tích đền cho biết: Ngôi đền có lối kiến trúc kiểu chữ "đinh", đền gồm hai tòa tiền tế và hậu cung, nhà 4 mái, đao cong, có hai tòa tiền tế và hậu cung, nội thất chạm các bộ tứ quý như "long, ly, quy, phượng", "tùng, trúc, cúc, mai", các nét chạm trổ hết sức tinh tế toát lên vẻ đẹp linh thiêng mà thật hoàn mỹ. Trong đền Tam Giang - Bạch Hạc còn có cặp chuông đồng cổ "Thông Thánh quán chung ký" có niên đại Minh Mệnh năm thứ 11 và các bài minh chuông như: Thác bản chuông "Phụng Thái Thanh Từ" niên đại Gia Long năm thứ 17, "Thông Thánh Quán" niên đại Đại Khánh thứ 8, đời vua Trần Minh Tông.

"Trước đây một chiếc chuông cổ từng được treo ở lầu ngoài, nơi chính điện nhìn ra cửa sông nhưng kẻ gian đã lấy đi. Nhưng rồi dường như chiếc chuông cổ ấy vẫn nặng duyên với ngôi đền mà sau đó không lâu, chúng tôi đã tìm lại được và đưa về đền", ông Nguyễn Thế Xuyên kể.

Mỗi chiếc chuông cổ nặng chừng hơn 120kg, những họa tiết, hoa văn trên chuông cổ vẫn còn đó sự tinh xảo sau hàng thế kỷ bị bào mòn bởi thời gian, bom đạn chiến tranh. Dường như dấu vết tàn phá duy nhất trên chuông cổ chỉ là những vết sứt nhỏ xuất hiện quanh vành đáy quả chuông cùng màu sắc cũ kỹ phôi phai theo thời gian.
 
Bây giờ, những quả chuông cổ xưa được ban quản lý đền treo trang trọng ngay trong gian chính điện, nơi hàng ngày nhân dân và khách thập phương tấp nập tới lễ bái, bày tỏ lòng kính vọng. Phía ngoài chính điện nơi có khoảng sân rộng trông ra cửa sông, khi xưa vốn là nơi treo quả minh chuông cổ thì bây giờ thế vào đó là một quả chuông mới mô phỏng theo hình dáng, hoa văn, họa tiết của chuông cổ để khách thập phương tiện bề chiêm bái và cũng là để tránh cho kẻ gian có ý nhòm ngó cổ vật quý xưa.

Lễ hội bơi chải nổi danh vùng đất Tổ
 

Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp cổ xưa, lễ hội bơi chải ở Bạch Hạc bây giờ đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng nổi danh khắp vùng đất Tổ. Quần thể đền cổ Tam Giang - Bạch Hạc cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nổi tiếng với tín ngưỡng thờ của người Việt cổ và những quả chuông đồng cổ quý hiếm. Đây chính nguồn tư liệu lịch sử quý giá giúp các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội thời Trần.

Ngã ba Bạch Hạc chốn cửa Tam Thanh Tử, nơi có ngôi đền cổ tọa lạc, quả thực là thắng cảnh tuyệt vời ở vị trí đắc địa không mấy nơi sánh được.

Không chỉ là bến cảng Việt Trì tấp nập thuyền bè như ngày nay, mà từ thuở xa xưa, Bạch Hạc đã là nơi thuyền bè giao lưu buôn bán sầm uất. Nơi vị trí đắc địa ấy, đền Tam Giang - Bạch Hạc xưa vốn là một công trình kiến trúc được xây dựng khá sớm với khởi đầu là Thông Thánh Quán Bạch Hạc nổi tiếng, thờ thần Thổ Lệnh, vị thần huyền thoại từ thuở Hùng Vương dựng nước.
 
Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch này, tại Tam Giang - Bạch Hạc diễn ra lễ hội nổi tiếng vùng đất Phú Thọ. Lễ hội chính là dịp diễn lại tích thần Thổ Lệnh đưa tiễn Tản Viên khi Ngài đến thăm Bạch Hạc, ca ngợi các vị nữ thần tự nhiên như một tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp.

Không những thế, lễ hội thi bơi chải Tam Giang - Bạch Hạc được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch này cũng chính là để nhắc lại tích thần Thổ Lệnh đưa tiễn thần Tản Viên theo truyền thuyết xưa được lưu từ đời này qua đời khác trong dân gian. Hội thi bơi chải giữa Bạch Hạc và các làng xung quanh được tổ chức ngay trước cửa đền Tam Giang với 4 phe giáp, mỗi phe có một chải (thuyền) sơn một màu: vàng hoặc xanh, trắng, đỏ. Tất cả các tay chèo cũng đều mặc quần áo một màu với chải.
 
Ông Nguyễn Quang Sáng (Phó ban Quản lý di tích đền) cho hay, điều đặc biệt là chải ở Bạch Hạc khác với chải ở nơi khác là không dùng ván ghép mà là độc mộc đẽo bằng thân cây gỗ. Mỗi chải có 50 tay chèo và một người cầm lái, một người cầm cờ, một người gõ mõ làm nhịp. Sau lệnh xuất phát, 4 chải lao vun vút như những con thoi trong tiếng reo hò cổ vũ. Các chải đua từ cửa đền xuống ngã ba sông, vòng lên phía trên một đoạn rồi mới quay lại đích phía trước cửa đền. Khi chiếc chải đầu tiên vượt đích thì cũng là lúc cả vùng ngã ba sông dậy tiếng reo hò, các chải giơ cao mái chèo, cờ lệnh trong niềm vui chiến thắng.
 
Lã Xưa
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định

Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định

Đời sống - 21 phút trước

GĐXH - Có tuổi đời hàng trăm năm, hàng cây duối khổng lồ vẫn sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 1 giờ trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Thời sự - 1 giờ trước

Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao  Kỳ  Sơn

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?

Top