Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ lạ chuyện người nghèo từ chối nhận bò hỗ trợ giảm nghèo ở Sơn La

Thứ hai, 11:05 21/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet – Không đồng ý trước việc phải nộp tiền đối ứng mới được nhận về những con bò to bằng con bê, nhiều hộ nghèo ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã từ chối nhận bò giảm nghèo.

Người dân phàn nàn: “Bò to như… con bê”

Theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, năm 2018, các hộ nghèo của 8 xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La được hỗ trợ 3,9 tỷ đồng tiền bò giống để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Huyện Vân Hồ được hỗ trợ mức 10 triệu đồng cho hộ nghèo và 7 triệu đồng cho hộ cận nghèo. Sau khi áp dụng, các xã yêu cầu những hộ thuộc diện nghèo phải nộp từ 1 – 3 triệu đồng còn các hộ cận nghèo nộp 4 – 6 triệu đồng tiền đối ứng mới được nhận bò chính sách.

Gia đình anh Vi Văn Mừng, bản Uông, xã Mường Men là 1 trong 8 hộ dân trong bản được nhận bò. Biết gia đình nằm trong danh sách được nhận bò chính sách, anh Mừng bán hết lúa trong nhà có và vay mượn thêm họ hàng cho đủ số tiền 3.250.000 đồng nộp tiền đối ứng. Nhưng khi dắt bò về nhà, anh Mừng hụt hẫng vì nó chỉ to bằng con bê.

Con bò được định giá 13.250.000 đồng của gia đình anh Vi Văn Mừng ở xã Mường Men (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) chỉ to bằng con bê.

Con bò được định giá 13.250.000 đồng của gia đình anh Vi Văn Mừng ở xã Mường Men (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) chỉ to bằng con bê.

“Cả xã chỉ được hỗ trợ 28 con, bản mình được 8 con, may mắn gia đình mình được 1 con, nhưng thực tế mình thấy không giống con bò mà giống con bê hơn. Tiếng là bò chính sách do Nhà nước hỗ trợ nhưng mình vẫn phải nộp thêm hơn 3 triệu. Chưa kể con bò này vừa bé vừa gầy trong khi ở đây vùng cao, lạnh giá sợ nó không sống qua nổi mùa đông…”, anh Mừng thất vọng.

Anh Vì Văn Đải, một hộ khác trong bản cũng được nhận bò giống cũng cho biết: “Gia đình mình được nhận bò vào cuối tháng 12/2018. Cán bộ nói chính sách hỗ trợ hộ nghèo là 10 triệu đồng một con, nhà mình xuống nhận thì cán bộ nói phải nộp thêm 1,2 triệu đồng nữa mới được mang con bò này về. Chúng tôi thấy không hợp lý vì đã là hộ nghèo rồi mà lại phải phải vay tiền nộp để nhận bò thì vất vả quá”.

“Đằng nào nghèo thì cũng nghèo rồi”

Theo những gia đình được nhận bò chính sách, họ phải đi vay mượn khắp nơi, từ người thân cho đến hàng xóm, người quen, gom góp vay mượn sao cho đủ tiền để đóng cho xã. Trong đó có gia đình thậm chí phải nhận vật nuôi bò giống đang đau bệnh, không đảm bảo chất lượng.

Kỳ lạ hơn, có nơi người dân nghèo còn từ chối nhận bò chính sách. Cụ thể, tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, có tới 11 hộ nghèo không nhận bò hỗ trợ giảm nghèo. Theo đó, trong năm 2018, xã Vân Hồ được hỗ trợ 999 triệu để hỗ trợ bò giống cho 101 hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong đó có 1 hộ thuộc diện mới thoát nghèo, 2 hộ cận nghèo và 98 hộ nghèo.

Gia đình anh Vì Văn Đải hụt hẫng vì nhận về bò giống chính sách gầy gò, ốm yếu.

Gia đình anh Vì Văn Đải hụt hẫng vì nhận về bò giống chính sách gầy gò, ốm yếu.

Một người dân trong số 11 hộ nghèo không nhận bò phân trần: “Ở một số nơi khác hộ nghèo được nhận bò theo Nghị quyết 30a nhưng không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Trong khi đó bò ở xã tôi vừa nhỏ, vừa yếu mà lại phải đóng thêm vài triệu thì ai chịu nổi. Đằng nào nghèo thì cũng nghèo rồi”.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Ngô Văn Dự, Chủ tịch UBND xã Vân Hồ xác nhận toàn xã hiện nay còn 11 hộ nghèo không chịu nhận bò. “Trước khi xây dựng đề án thì chúng tôi có họp dân để triển khai nhưng đến lúc lấy nhận bò thì người dân lại hủy đăng ký. Nguyên nhân do bà con bảo không có tiền đối ứng cũng không muốn ký nợ. Ý họ muốn là nhà nước cấp không cả con bò trong khi đề án chỉ hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng. Nếu con bò có giá trị cao hơn thì các hộ phải nộp thêm tiền đối ứng. Xã hợp đồng với đơn vị cung ứng khi thực hiện đề án, khi các hộ không lấy bò thì sẽ không quyết toán phần ấy nữa và sẵn sàng trả lại kinh phí cho nhà nước”, ông Dự cho hay.

Cũng theo ông Dự, sau khi qua các bước thẩm định giá và kiểm tra quy chuẩn chất lượng, xã mới làm hợp đồng với đơn vị cung ứng bò giống để cấp cho người dân. Theo như giá bò giống đã được phê duyệt là 125.000/kg, 10 triệu đồng sẽ được con bò khoảng 80kg. Tuy nhiên con bò 80kg thì quá nhỏ, cho nên để cung ứng bò giống theo quy chuẩn tối thiểu phải là 90kg trở lên, cho nên đối ứng tối thiểu của hộ gia đình là phải rơi vào khoảng 10kg/con…

Huyện khẳng định “đúng quy định”

Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội về những thắc mắc của người dân, ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết: “Việc người dân nộp tiền đối ứng để được nhận bò hỗ trợ giảm nghèo là đúng quy định. 10 triệu thì đúng thật là con bò cũng bé nhưng do ngân sách cũng chỉ được cấp có vậy nên cũng chỉ được con bò ở mức thế thôi. Vì con bò 10 triệu thì chỉ tương ứng khoảng được 80 kg, những con to hơn thì bà con phải đối ứng theo thực tế. Đề án cũng đã giao cho các xã là phải tuyên truyền cho bà con hiểu việc đối ứng là để được bò chất lượng tốt hơn, có sức sống tốt hơn”.

Nhiều hộ nghèo ở huyện Sơn La cho rằng những con bò giống quá bé không thể có giá 11 đến 14 triệu đồng.

Nhiều hộ nghèo ở huyện Sơn La cho rằng những con bò giống quá bé không thể có giá 11 đến 14 triệu đồng.

“Vừa qua thấy xã báo cáo lại là có những hộ không lấy bò vì bò phải to hơn mới lấy. Nếu các hộ không lấy thì chính quyền sẽ xem bổ sung danh sách hộ khác. Thực ra hướng hỗ trợ này cũng rất là khó, hỗ trợ bà con bằng tiền thì bà con lại không làm. Tới đây, huyện sẽ hướng theo 1 cách làm khác như là bà con sẽ tự làm, sau đó chính quyền nghiệm thu rồi mới trả tiền. Trước kia đã đưa tiền cho các hộ tự mua rồi, nhưng họ lại đi mượn bò của người khác để lấy tiền, nghiệm thu xong họ lại mang đi trả, vậy mới trớ trêu”, ông Huy Anh cho biết thêm.

Người dân phải cam kết mang bò về nuôi chứ không được thịt

Ông Ngô Văn Dự, Chủ tịch UBND xã Vân Hồ cho biết, trước khi tham gia dự án, chính quyền địa phương đã giải thích rõ với bà con là phải đối ứng và các hộ cũng đã cam kết vào tờ đăng ký. Khi đăng ký có yêu cầu phải đảm bảo về chuồng trại, phải có diện tích trồng cỏ, chăn nuôi và có người chăn dắt, và cam kết các hộ mang bò về phải nuôi chứ không được thịt. 

“Đây không phải là dự án cho không bò mà có định mức hưởng theo quy định của tỉnh rồi, chúng tôi không thể làm khác được và chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức”, ông Dự chia sẻ.

Cao Tuân - Mạnh Thủy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau vụ cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiền mua laptop: 24 học sinh không đến lớp

Sau vụ cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiền mua laptop: 24 học sinh không đến lớp

Giáo dục - 38 phút trước

Sau sự việc cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiền mua laptop, có 24 trên tổng số 38 học sinh không đến lớp trong sáng 30/9.

Giấy phép lái xe cấp trước ngày 1/1/2025 được cấp, đổi lại thế nào?

Giấy phép lái xe cấp trước ngày 1/1/2025 được cấp, đổi lại thế nào?

Đời sống - 52 phút trước

GĐXH - Theo quy định, giấy phép lái xe được cấp trước ngày 1/1/2025 được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe. Với những người có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe cần thực hiện những gì?

Cùng người dân Tây Bắc "vực dậy" sau cơn bão

Cùng người dân Tây Bắc "vực dậy" sau cơn bão

Xã hội - 1 giờ trước

Sửa lại chiếc nón đang bị lệch trên đầu, bà Đinh Thị Văn, 77 tuổi, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hăm hở buộc chặt tải gạo 10kg, thùng mì tôm và các nhu yếu phẩm lên yên xe trở về nhà…

Hàng trăm trẻ học ở điểm cũ xập xệ, trường mới hàng chục tỷ xây mãi không xong

Hàng trăm trẻ học ở điểm cũ xập xệ, trường mới hàng chục tỷ xây mãi không xong

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hàng trăm trẻ mầm non phải học ở điểm cũ chật chội, xuống cấp. Trong khi đó điểm mới với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng thì xây xong phần thô rồi "đắp chiếu" trơ gan cùng nắng, mưa.

Khoảnh khắc hàng ngàn mét khối đất đá bất ngờ đổ ập xuống đường ở Hà Giang

Khoảnh khắc hàng ngàn mét khối đất đá bất ngờ đổ ập xuống đường ở Hà Giang

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong vài giây ngắn ngủi, hàng ngàn mét khối đất đá bất ngờ đổ ập xuống QL 2 (km240+300 - km240+450) đoạn qua địa bàn xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) vùi lấp nhiều nhà dân, phương tiện sáng 29/9.

Hà Nội: Lại cháy xưởng sản xuất ở Hoài Đức, khói đen bốc cao cả chục mét

Hà Nội: Lại cháy xưởng sản xuất ở Hoài Đức, khói đen bốc cao cả chục mét

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tối 29/9, ngọn lửa lớn bất ngờ bùng phát dữ dội tại kho hàng thiết bị vật tư y tế tại xã Di Trạch, huyện Hoài Đức. Lực lượng chức năng phải mất gần 2 giờ đồng hồ mới khống chế được đám cháy.

Sạt lở ở Hà Giang: Di dời khẩn cấp 46 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Sạt lở ở Hà Giang: Di dời khẩn cấp 46 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Thời sự - 1 giờ trước

46 hộ dân với 170 nhân khẩu ở xã Việt Vinh (Hà Giang) được di dời khẩn cấp tới nơi an toàn sau khi chính quyền phát hiện khu vực này tiếp tục có nguy cơ sạt lở cao.

114 xe dính phạt nguội ở Bắc Giang

114 xe dính phạt nguội ở Bắc Giang

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 16/9 đến ngày 22/9/2024 qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã phát hiện và thực hiện xử phạt nguội đối với 114 xe.

Mất 500 triệu đồng sau khi cài phần mềm lạ

Mất 500 triệu đồng sau khi cài phần mềm lạ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang phối hợp điều tra vụ chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cơ quan công an gọi điện, yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để làm căn cước.

CLIP: Người phụ nữ giả vờ hỏi mua vàng rồi cướp 5 chỉ vàng

CLIP: Người phụ nữ giả vờ hỏi mua vàng rồi cướp 5 chỉ vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

Người phụ nữ bịt kín mặt vào giả vờ hỏi mua vàng rồi nhanh tay cướp 5 chỉ vàng chạy ra xe máy tẩu thoát.

Top