Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ lục tiêm gần 1,4 triệu mũi vaccine một ngày và 'điều kiện tiên quyết' nào để Việt Nam thích ứng an toàn với dịch COVID-19?

GiadinhNet - Vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là "điều kiện tiên quyết" để thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, có kiểm soát với dịch COVID-19.

Gần 1,4 triệu mũi vaccine được tiêm trong ngày

Tính đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép 8 loại vaccine COVID-19: AstraZeneca, SputnikV, Moderna, Pfizer, Vero Cell, Hayat Vax và mới nhất là Abdala. 8 loại vaccine này đều đã về Việt Nam. Trong đó vaccine Hayat-Vax và Abdala đang được cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế nhanh chóng hoàn thiện hướng dẫn sử dụng.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 61 triệu liều vaccine COVID-19 từ nhiều nguồn khác nhau (thương mại, qua cơ chế COVAX và nguồn từ các nước hỗ trợ) và tiến hành phân bổ hơn 56 triệu liều.

Các địa phương trong cả nước đang đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine. Cập nhật từ Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal, riêng ngày 2/10, đã có tới gần 1,4 triệu liều vaccine được tiêm, trở thành ngày có số lượng tiêm cao nhất trong gần 7 tháng qua, gấp đôi lượng vaccine được tiêm ngày trước đó. 

Kỷ lục tiêm gần 1,4 triệu mũi vaccine một ngày và "điều kiện tiên quyết" để thích ứng an toàn với dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ngày 2/10 trở thành ngày có số lượng vaccine được tiêm nhiều nhất trong 7 tháng qua.

Qua đó, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam tính đến hết ngày 2/10 là gần 45,2 triệu, trong đó hơn 10 triệu liều là mũi 2.

Riêng tại Hà Nội, TP HCM - hai trung tâm kinh tế xã hội lớn nhất nước - hơn 90% người dân từ 18 tuổi đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. 

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay dự kiến năm nay và nửa đầu năm 2022, Việt Nam tiếp cận khoảng 150 triệu liều vaccine. Nhưng do giữa cung và cầu trên thế giới chưa đáp ứng yêu cầu nên lượng vaccine về hạn chế. Dự kiến từ nay đến cuối năm, lượng vaccine về khoảng 54 triệu liều.

Các loại vaccine nghiên cứu, phát triển trong nước hay vaccine được chuyển giao công nghệ đang được nỗ lực đẩy nhanh tốc độ. Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu, bước đầu thống nhất căn cứ từng loại vaccine để tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi và sẽ sớm ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi sau khi xin ý kiến các nhà chuyên môn một lần nữa.

Thuốc điều trị COVID-19

Tại Việt Nam, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, các nhà chuyên môn liên tục cập nhật kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn điều trị để tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, bổ sung các loại thuốc mới vào điều trị COVID-19.

Trong cập nhật mới nhất ngày 21/9, Bộ Y tế chính thức đưa ra các quy định về thuốc kháng thể đơn dòng và thuốc kháng virus trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hiện 2 loại thuốc kháng virus là Remdesivir và Molnupiravir đang được sử dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với những chỉ định khác nhau.

Trong đó, Remdesivir đã được Bộ Y tế bổ sung vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình, nặng, thực hiện theo đường tiêm truyền tại các cơ sở y tế.

Đầu tháng 9, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir với số lượng 1,7 triệu liều. Bộ Y tế cũng chỉ đạo hệ thống các công ty dược nhập các nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài, song song với việc nhập các thuốc khác để điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong.

Kỷ lục tiêm gần 1,4 triệu mũi vaccine một ngày và "điều kiện tiên quyết" để thích ứng an toàn với dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Thuốc kháng virus Molnupiravir sử dụng cho F0 điều trị tại nhà, dưới sự kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM

Molnupiravir là thuốc kháng virus thứ 2 được Bộ Y tế cấp phát điều trị miễn phí cho bệnh nhân COVID-19 qua đường uống. Từ cuối tháng 8, thuốc được sử dụng có kiểm soát chặt chẽ với đối tượng là F0 có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà.

Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".

Một nghiên cứu mới nhất được công bố tại hội nghị thường niên trực tuyến IDWeek 2021 của các tổ chức bệnh truyền nhiễm vào ngày 29/9 cho thấy loại thuốc kháng virus của hãng Merck & Co này có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao.

Ý thức của người dân

"Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh" – Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 2/10. Dù vậy, người đứng đầu Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh lại yêu cầu phải "tiếp tục 5K + vaccine, thuốc + công nghệ + ý thức của người dân để phòng, chống dịch hiệu quả".

Kỷ lục tiêm gần 1,4 triệu mũi vaccine một ngày và "điều kiện tiên quyết" để thích ứng an toàn với dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Kể cả khi được tiêm vaccine, mỗi người dân cần duy trì ý thức phòng ngừa cao độ với COVID-19.

Những tín hiệu vui từ vaccine, phát triển thuốc điều trị COVID-19 giúp chúng ta vững tin hơn trong công cuộc chống lại "giặc COVID-19" và sớm trở lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, có kiểm soát với đại dịch.

Tuy nhiên, không một loại vaccine nào có thể đạt hiệu quả tới 100% trong phòng chống COVID-19. Vì thế, kể cả khi được tiêm vaccine, mỗi người dân cần duy trì ý thức phòng ngừa cao độ, thực hiện nghiêm túc thông điệp "5K" của Bộ Y tế (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế) để bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng.

Song song với nỗ lực tìm kiếm, sản xuất, sử dụng thật hiệu quả nguồn vaccine và thuốc điều trị là chiến lược lâu dài, các biện pháp y tế công cộng trong đó có ý thức người dân vẫn là cách chống đại dịch tối ưu và là "điều kiện tiên quyết" để triển khai hiệu quả mục tiêu kép.

Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19Nỗ lực vượt bậc và những tín hiệu vui trong công tác chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Số ca tử vong giảm, ca xuất viện cao hơn nhập viện nhiều lần là những tín hiệu vui trong công tác chống dịch. Theo báo cáo Bộ Y tế gửi Thủ tướng ngày 28/9, tình hình COVID-19 trên cả nước cơ bản đang từng bước được kiểm soát.

Thu Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 1 ngày trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 2 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 3 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Top