Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2019): Ký ức từ trận địa ác liệt nhất

Thứ bảy, 06:30 16/02/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là một trong những chiến trường trọng điểm. Đặc biệt, từ năm 1984 đến năm 1989, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt ở phía Bắc huyện Vị Xuyên (Hà Giang).


Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang), nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sỹ anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc 40 năm trước tại mặt trận biên giới phía Bắc. Ảnh: TL

Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang), nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sỹ anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc 40 năm trước tại mặt trận biên giới phía Bắc. Ảnh: TL

Những trận chiến vệ quốc oai hùng

Sư đoàn 356, đơn vị của cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim (hiện ở phường Minh Tân, TP Yên Bái) từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới là một trong những đơn vị chịu tổn thất nặng nề nhất ở mặt trận này. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim quê ở xã Trường Thịnh (huyện Ứng Hòa, Hà Nội), sinh ra và lớn lên tại Lào Cai.

Tháng 3/1984, khi mới 18 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Văn Kim lên đường nhập ngũ, sau đó được vào biên chế của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876 thuộc Sư đoàn 356 đóng tại xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Đầu tháng 5/1984, Sư đoàn 356 được tăng cường lên chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên. Tại đây, anh Kim được phân công nhiệm vụ làm chiến sỹ truyền đạt kiêm bảo vệ chỉ huy tiểu đoàn. Trong cuộc chiến tại mặt trận Vị Xuyên, đơn vị của anh là một trong những đơn vị chịu tổn thất nặng nề nhất.

Theo lời kể của cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim những trận đánh ác liệt gắn liền với địa danh Vị Xuyên được nhắc đến nhiều nhất. Trong số các trận đánh oai hùng phải kể đến trận chiếm lại Đ3, điểm cao 772 Bắc Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Lúc đó, vào tối 10/7/1984, đơn vị của chiến sỹ Kim hành quân đến chiếm lĩnh trận địa chân điểm cao 772.

Chuyến hành quân vô cùng khó khăn và vất vả, cả đội hình đi mò trong đêm tối, mang vác đủ cơ số đạn và các hàng hóa, quân tư trang bảo đảm khác, thi thoảng pháo binh địch lại bắn từng loạt dài vào các mục tiêu đã định vị sẵn. Trời vẫn mưa không ngớt cho dù được trang bị áo mưa, tăng võng, nhưng ai nấy đề ướt hết. Lúc hành quân, dù thèm thuốc lá nhưng không ai dám hút, không nói chuyện, đề phòng thám báo địch phát hiện.

Gần 5 giờ ngày 11/7, đơn vị vào đến chân điểm cao 772. Trời sương mù và mưa vẫn dày đặc, đứng cách nhau có vài mét mà không nhìn thấy gì. Các chiến sỹ tranh thủ đào mỗi người một cái hầm, dùng tăng, áo mưa che tạm và chui vào đó chờ đợi...

Đến ngày 12/7/1984, đơn vị được lệnh tiến công đỉnh Đ3 hay còn gọi là “đồi thịt băm." Trong trận đánh ác liệt này, nhiều cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 876 hy sinh anh dũng. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Nguyễn Hữu Thanh (quê ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) bị trúng đạn và hy sinh cách anh Kim chỉ 15m… Cùng đó, các trận đánh chiếm lại đồi E2 và E5, điểm cao 685 vào ngày 11/3/1985 cũng rất ác liệt. Khi đó, anh Kim nằm trong đội hình chiến đấu gồm 22 cán bộ, chiến sỹ do anh Phạm Khắc Mã, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3 chỉ huy. Trận đánh này diễn ra rất ác liệt.

Anh Kim kể lại: “Chúng tôi vừa xuất hiện ở hang Suối Cụt thì bị địch phát hiện, chúng dội pháo cấp tập xuống hang Suối Cụt, đất đá bay bụi mù. Theo phản xạ tự nhiên, tôi bật người lăn từ hang trên xuống hang dưới, người đau ê ẩm, bẹp cả bình tông đựng nước, rất may người không việc gì, nhưng tám đồng đội của tôi người thì hy sinh, người thì bị thương”.

Trận địa ác liệt nhất trong giai đoạn 1984-1989

40 năm đã trôi qua, mảnh đất Vị Xuyên vẫn còn nhiều những dấu tích chiến tranh. Cho đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác những tổn thất về người và của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chống lấn chiếm ở biên giới phía Bắc. Chỉ thống kê ở mặt trận Vị Xuyên cũng đủ thấy sự khốc liệt của cuộc chiến và những đau thương, mất mát.

'Theo thống kê của Ban liên lạc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến năm 1989, đã có hơn 4.000 bộ đội Việt Nam hy sinh, hàng nghìn người bị thương, nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt. Trong những năm tháng chiến tranh biên giới phía Bắc, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

Cụ thể, trên hướng Quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc các đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.

Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công ta. Cách đánh không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối Trung Quốc sử dụng trung bình từ 10.000 - 20.000 quả/ngày, có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).

Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung Quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6. Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên, hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn. Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.

Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương vong (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh, năm 1989, sư 356 giải thể. Việt Nam cũng 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng. Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao. Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989.

Nhìn lại hình ảnh về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Nhìn lại hình ảnh về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Cách đây 40 năm, thực hiện Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, quân và dân Việt Nam đã cầm súng, chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top