Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020): Nhớ về “Chị Cả” Nguyễn Thị Định
GiadinhNet - Quân đội Nhân dân Việt Nam tự hào có người "Anh Cả" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng suy tôn Thiếu tướng Nguyễn Thị Định là "Chị Cả". Đây là hai vị tướng có công lớn với đất nước.
Bà Nguyễn Thị Định gặp gỡ chị em phụ nữ trong kháng chiến. Ảnh: TL
Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo đông con ở làng Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nên bà Nguyễn Thị Định không được học chữ nhiều. Nhưng ở đất Bến Tre có truyền thống dạy con cháu cái nhân, cái nghĩa, cái yêu, cái ghét… chính từ đó mà trong nghèo khổ, bà đã nhận ra lớn lên mình phải làm gì. Bà căm ghét cường hào, ác bá, thấy sự bất công tủi nhục mà người dân nô lệ phải chịu đựng, nên quyết định tìm đến những người hoạt động trong tổ chức Đông Dương Đại hội ở quê, xin được tham gia và hoạt động với phong trào. Năm 1938, bà Nguyễn Thị Định được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Từ đây, bà lăn lộn hoạt động trong phong trào cách mạng ở địa phương.
Năm 1940, bà Nguyễn Thị Định bị địch bắt, bị đưa đi tù đày ở nhiều nhà lao Nam Bộ. Năm 1944, bà ra tù tiếp tục hoạt động. Năm 1945, bà tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở vùng Bến Tre. Tháng 3/1946, bà cùng đoàn cán bộ miền Nam vượt biển ra Bắc để báo cáo với Trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình ở mặt trận Nam Bộ. Sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương, tháng 10/1946 đoàn được giao chuyên chở 12 tấn vũ khí vượt biển về Nam Bộ. Thuyền đã vượt qua giông bão và sự săn lùng của địch cập bến an toàn vào tháng 11/1946, mở đầu và là kinh nghiệm cho những "đoàn tàu không số" sau này.
Năm 1948, bà Nguyễn Thị Định được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, làm Đoàn trưởng phụ nữ tỉnh, một thời gian sau được phân công làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Bà có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nên sau khi ký Hiệp định Giơnevơ được tổ chức phân công ở lại hoạt động không tập kết ra Bắc. Bọn địch biết nên đã tìm mọi cách lùng bắt, nhưng bà được dân tin yêu, dân đùm bọc, bảo vệ.
Năm 1960, dưới ánh sáng Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, bà Nguyễn Thị Định đã kêu gọi nhân dân đứng lên "đồng khởi". Ngày 17/11/1960, ba xã Bình Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày) dành thắng lợi, mở đầu cho phong trào "đồng khởi" ở Bến Tre và lan tỏa khắp miền Nam. Trước tình hình đó, địch đưa quân về càn quét rất dữ dội, nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đặc biệt là "Đội quân tóc dài", bọn địch phải chấp nhận "thế giằng co", thực chất là phải rút quân; thế là một vùng rộng lớn ở tỉnh Bến Tre được giải phóng.
Nhận biết khả năng kết hợp đấu tranh chính trị với quân sự, lãnh đạo chỉ huy chiến tranh nhân dân, người khởi xướng và chỉ đạo phong trào "đồng khởi", Bộ Chính trị quyết định cử bà Nguyễn Thị Định làm Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và thăng quân hàm Thiếu tướng. Bà Nguyễn Thị Định được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: "Cô Nguyễn Thị Định, một vị tướng quân gái, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, thật là vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta".
Với tài thao lược của người chỉ huy, bà Nguyễn Thị Định có công lớn trong việc tổ chức lãnh đạo "Đội quân tóc dài", một đội quân biến hóa, lúc quân, lúc dân, lúc vận động thuyết phục, lúc chiến đấu ngoan cường, địch không biết đâu mà lường. Dũng mãnh trên chiến trường, nhưng sau mỗi trận chiến sinh hoạt với anh chị em, nữ tướng luôn ân cần, giản dị như người mẹ, người chị trong một gia đình lớn. Anh chị em gọi thân mật "chị Ba", "cô Ba" ấm cúng thân tình giữa người chỉ huy với chiến sĩ ở nơi binh biền, nơi trận mạc, cho nên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mới tôn bà là "Chị Cả" của mình.
Sau ngày thống nhất nước nhà, bà Nguyễn Thị Định được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, năm 1987, bà là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Bà Nguyễn Thị Định là tấm gương tiêu biểu, là ngọn cờ đoàn kết không chỉ trong chiến tranh mà bước vào trận chiến mới khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước trước bao khó khăn sau cuộc chiến. Với tài năng lãnh đạo, trái tim nhân hậu và sự từng trải của mình, trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Định đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới của đất nước và có công lớn trong việc gây dựng mối quan hệ giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ và bạn bè quốc tế.
Với 72 năm tuổi đời và 56 năm hoạt động cách mạng kiên cường và liên tục, bà Nguyễn Thị Định trải qua những chặng đường đấu tranh vô cùng quyết liệt. Đặc biệt, trong bước ngoặt lịch sử của những năm 60 trên chiến trường miền Nam, nữ tướng đã tỏ rõ tài chỉ huy và thao lược của mình, "chị đã góp một bàn tay quan trọng trên dây kéo lá buồm của con thuyền cách mạng vượt qua bão tố tiến về phía trước" như GS Trần Văn Giàu đã nhận xét. Bà Nguyễn Thị Định cũng đã được dân làng ở Bến Tre bảo nhau rằng, người như bà "sống làm tướng, chết làm thần".
Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 100 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định, cùng tưởng nhớ một vị tướng tài, một nữ tướng đã nối tiếp truyền thống Hai Bà Trưng, một nhân cách, một nhà cách mạng, một người lính cụ Hồ mẫu mực, đã hóa thân vào Quân đội Nhân dân và trong lòng dân tộc Việt Nam.
TS. Đặng Duy Báu
(Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh)
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.