Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10: Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới phù hợp với già hóa

GiadinhNet - “Điều cực kỳ quan trọng là Việt Nam cần tạo điều kiện cho các cơ hội việc làm, tuổi nghỉ hưu linh hoạt, bình đẳng giữa nam – nữ và phát triển kỹ năng cho người cao tuổi (NCT) như một phương tiện để đảm bảo thu nhập và lợi ích cho tuổi già”, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10: Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới phù hợp với già hóa - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, người cao tuổi là nguồn lực, không phải gánh nặng của xã hội. Ảnh: TL

Năm 2050, NCT chiếm 25% dân số Việt Nam

Theo các chuyên gia, già hóa dân số là một trong những xu hướng và đặc điểm quan trọng nhất của thế kỷ 21. Trên toàn cầu, cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Dự báo, vào năm 2050, con số này sẽ tăng lên 5 người thì có 1 người trên 60 tuổi. Trong giai đoạn 2015 – 2030, số NCT trên toàn cầu dự đoán sẽ tăng lên 56%, từ 901 triệu lên đến 1,4 tỷ người. Đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ cao hơn số người ở độ tuổi 15-24.

Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Năm 2017, số NCT chiếm 11,9% trong tổng dân số. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số và con số này là 27 triệu người, chiếm 25% tổng dân số vào năm 2050.

Tại buổi Tọa đàm "Tiến tới bình đẳng cho mọi lứa tuổi" nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế NCT 1/10 do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) phối hợp với Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), Trung ương Hội NCT Việt Nam và tổ chức hỗ trợ NCT HelpAge tổ chức ngày 30/9, ông Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam cho biết: Công tác chăm sóc và phát huy vai trò của NCT ở nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất là thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già ở nước ta chỉ khoảng 17-20 năm, ngắn hơn nhiều so với một số quốc gia khác như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Mỹ (69 năm)…

"Điều này tạo ra không ít khó khăn trong việc hoạch định chính sách đối với NCT. Trong tổng số hơn 11 triệu NCT hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ NCT có cuộc sống khó khăn do không có tích lũy cho tuổi già, họ vẫn phải tự mưu sinh kiếm sống. Một bộ phận chưa được tư vấn chăm sóc sức khỏe; một số ít chưa được người thân quan tâm, phải sống cô đơn, không nơi nương tựa…. Họ đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ từ nhà nước, gia đình và cộng đồng", ông Đàm Hữu Đắc nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, với tốc độ già hóa xảy ra quá nhanh, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, sẽ tạo ra thách thức về sự thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí và đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT. Do đó, nếu chúng ta không kịp thích ứng, không có mô hình chăm sóc NCT phù hợp, sẽ rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tiến tới công bằng cho NCT

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, già hóa là một tất yếu của sự phát triển. Đây cũng là một chủ đề không thể bỏ qua trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030. Già hóa dân số xảy ra không phải vì tỷ lệ tử vong giảm hay vì con người sống lâu hơn mà vì mức sinh giảm. Tất cả các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam phải chuẩn bị cho già hóa dân số khi các cặp vợ chồng có một gia đình nhỏ hơn.

Theo bà Naomi Kitahara, việc cần làm để thích ứng với già hóa dân số là phải chuyển trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước. "Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới phù hợp với vấn đề già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo hòa nhập xã hội cho NCT", Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nói.

Với chủ đề "Tiến tới công bằng cho mọi lứa tuổi" thúc đẩy những thay đổi về cấu trúc xã hội nhằm xây dựng các chính sách theo hướng tiếp cận vòng đời: Học tập suốt đời; lao động việc làm và sinh kế; an sinh xã hội và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, các chuyên gia tại buổi Tọa đàm nhấn mạnh, tuổi tác chỉ là những con số. Cả thế hệ trẻ và thế hệ cao niên đều có giá trị theo cách riêng của mình. Theo đó, NCT vẫn là những thành viên tham gia tích cực, đầy đam mê và nhiệt huyết trong xã hội chứ không phải gánh nặng của xã hội.

Vì vậy, Việt Nam cần phải tạo điều kiện cho các cơ hội việc làm, tuổi nghỉ hưu linh hoạt và bình đẳng giữa nam và nữ; phát triển kỹ năng chăm sóc sức khỏe toàn dân, an sinh xã hội và môi trường thân thiện với NCT như một phương tiện để đảm bảo thu nhập và lợi ích cho tuổi già.

Bên cạnh đó, phá bỏ các rào cản tiến tới công bằng cho NCT, đặc biệt chấm dứt phân biệt dựa vào tuổi tác nhằm đảm bảo hòa nhập xã hội đối với NCT. Bởi lẽ trên thực tế, sự phân biệt tuổi tác khiến NCT thường có cảm giác tiêu cực, thấy bản thân kém hiệu quả, có nguy cơ gia tăng bệnh tật và dễ bị cô lập, tổn thương về mặt xã hội. Do đó, để già hóa một cách tích cực, điều quan trọng là phải chấm dứt được sự phân biệt tuổi tác; tăng cường truyền thông thay đổi nhận thức, giáo dục giới trẻ để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực đối với NCT.

Đề cập đến những nhu cầu thực tế của NCT tại cộng đồng, bà Nguyễn Thị Điểm, Chủ tịch Hội NCT, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, điều quan trọng với mỗi NCT là được tư vấn, chăm sóc về sức khỏe ngay tại cộng đồng để NCT nâng cao kiến thức, hiểu biết, tự phòng tránh và xử lý một số tình huống bệnh xảy ra. Bà Điểm nhấn mạnh, nếu mỗi NCT đều khỏe mạnh sẽ hạn chế việc đến chữa trị tại các bệnh viện, giảm tải cho các cơ sở y tế và giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội của đất nước, ứng phó hiệu quả với vấn đề già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta hiện nay. 

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top