Làm gì để tránh mắc bệnh hô hấp khi đi lễ chùa, du xuân đầu năm?
GĐXH – Tiêm phòng vaccine; đeo khẩu trang đúng cách; rửa tay thường xuyên; hạn chế đến những không gian kín, đông người… để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp dịp đầu năm.
Các bác sĩ cho biết, thời điểm giao mùa đông – xuân là cao điểm của một số bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi họng cấp; viêm mũi dị ứng; viêm họng; cúm; hen suyễn; viêm xoang... Trong đó, những người sức đề kháng kém như người già, trẻ em, phụ nữ có thai...là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Vì vậy mọi người cần chủ động có những biện pháp để nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật.

Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, để đảm bảo an toàn, tránh mắc các bệnh đường hô hấp trong dịp đầu năm, nhất là khi nhu cầu đi lễ chùa, du xuân tăng cao, mọi người cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:
Tiêm vaccine
Thời tiết giao mùa đông - xuân với độ ẩm cao, nhiệt độ thấp cộng thêm chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm khiến cho các loại vi trùng, virus, nấm mốc… phát triển mạnh mẽ gây nên các căn bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cần tiêm phòng vaccine đầy đủ như: vaccine cúm hàng năm, vaccine phế cầu mỗi 5 năm một lần…
Tránh những không gian kín
Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn trong những không gian đông đúc và không đủ thông gió, trong khi đầu năm, mọi người thường hay đi lễ chùa, du xuân hoặc tới những nơi đông người qua lại.
Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tránh không gian kín, hạn chế tiếp xúc gần với mọi người, nhất là người đang có dấu hiệu bệnh đường hô hấp. Nếu có tụ họp, liên hoan, nên chọn không gian mở, thoáng khí hoặc ở ngoài trời.
Đeo khẩu trang phù hợp và đúng cách
Đảm bảo khẩu trang che mũi, miệng và cằm. Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo, trước và sau khi tháo ra và sau khi chạm vào khẩu trang. Khi tháo khẩu trang, để vào túi nilon sạch, giặt hàng ngày nếu là khẩu trang vải hoặc vứt vào thùng rác nếu là khẩu trang y tế.
Rửa tay thường xuyên

Rửa tay sau khi trở về từ nơi công cộng, trước và sau khi ăn uống, trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi xì mũi, ho, hay chạm vào động vật, sau khi thay tã lót cho em bé, sau khi xử lý rác thải, sau khi đi vệ sinh… là rất cần thiết để kịp thời loại bỏ virus cũng như vi khuẩn.
Bên cạnh đó, che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn uống hài hòa và đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, cần ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm, động vật ốm chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Nắng nóng kéo dài, cảnh giác với cơn đột quỵ ập đến bất ngờ
Sống khỏe - 6 giờ trướcĐột quỵ không chỉ ập đến bất ngờ trong vài giờ tiếp xúc với nắng nóng, mà còn âm thầm tích tụ và "lớn dần" trong nhiều ngày sau đó.

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Mỗi khi nhìn thấy thức ăn còn thừa trong tủ lạnh, nhiều người thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Bỏ đi thì tiếc, ăn thì lo".

Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần tại y tế cơ sở: Hướng tới chính sách phát triển bền vững
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Hội thảo "Lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào y tế cơ sở" tập trung trao đổi các giải pháp thực tiễn nhằm tích hợp dịch vụ sức khỏe tâm thần vào hệ thống y tế cơ sở, góp phần xây dựng chính sách lâu dài và bền vững.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

5 giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Sống khỏe - 14 giờ trướcBệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng thường cần phải dùng thuốc và điều trị thích hợp. Một số giải pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả…

3 dấu hiệu quan trọng cảnh báo ung thư tuyến giáp, nếu xuất hiện 1 trong 3, cần đi khám ngay
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu cảnh báo, người bệnh không nên chủ quan.

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghĩ là đau đầu bình thường nên anh chỉ mua thuốc uống giảm đau uống nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u nhầy xuất phát từ xoang hàm...

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.