Bánh chưng mốc một góc thì có ăn được không?
Nhiều người quan niệm rằng bánh chưng bị mốc lá, mốc góc vẫn có thể ăn được, điều này liệu có đúng?
1. Ăn bánh chưng bao nhiêu là đủ, tránh bị tăng cân?
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bánh chưng là một món ăn có lịch sử lâu đời và gắn bó với ẩm thực truyền thống của dân tộc, thông thường bánh chưng sẽ được làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ và đậu xanh.
Khi thành phẩm, một miếng bánh chưng cỡ vừa (khoảng 1/8 chiếc bánh) sẽ có trọng lượng khoảng 114g, cung cấp 204 kcal, 4,7 g chất đạm, 5,6 g chất béo, 33,9 g chất bột đường. Mức năng lượng thậm chí còn cao hơn so với một bát cơm trắng (khoảng 200kcal).
Với người gầy có thể ăn thoải mái trong ngày Tết. Tuy nhiên với người bị thừa cân béo phì, tiểu đường thì cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Ăn một miếng bánh chưng trọng lương cơ thể tăng gần 100g. Do vậy trước khi ăn cần cân nhắc kỹ.
Theo khuyến nghị, một người bị béo phì chỉ nên ăn 200-250g chất bột đường mỗi ngày, tương đương 2 miếng bánh chưng được chia thành 8 phần, đồng thời khi đã ăn bánh chưng thì cần giảm các thực phẩm chứa tinh bột khác.

Người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều bánh chưng.
2. Nhiều người cho rằng bánh chưng bị mốc góc vẫn có thể sử dụng được, điều này có đúng không?
Vào tháng Giêng, thời tiết thường nắng nóng kèm theo độ ẩm cao, thêm vào đó bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, có chứa thịt và chất béo nên là môi trường thích hợp giúp vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Nhiều người nghĩ rằng bánh chưng mốc chỗ nào thì cắt chỗ đó và vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên theo TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết, với loại thực phẩm có tính mao mạch dẫn như hoa quả, bánh chưng thì khi có một phần bị hỏng các mao mạch đã dẫn vi khuẩn sang phần lành khác, do vậy dù cắt phần hỏng nhưng thực ra phần lành cũng đã bị nhiễm nấm mốc.
Do vậy, với bánh chưng bị mốc lá hoặc mới bị mốc một góc thì không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc.
Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Nếu ăn bánh chưng bị thiu, chua, mốc có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm khi bánh chưng có dấu hiệu bị mốc nên bỏ cả cái bánh đi.
3. Bảo quản bánh chưng như thế nào để tránh bị mốc, ôi thiu?
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, để bảo quản bánh chưng tránh bị mốc và ôi thiu cần cất bánh ở nơi khô ráo, thoáng gió tránh cho bánh bị ẩm mốc.
Ngoài ra, hiện nay phương pháp hút chân không để bảo quản bánh chưng cũng rất phổ biến, phương pháp này không chỉ giúp cất trữ bánh hợp vệ sinh mà còn hạn chế côn trùng, bụi bẩn.
Tuy nhiên cách tốt nhất để bảo quản bánh chưng là bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh chưng khi để ở nhiệt độ ngoài trời có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt; với bảo quản bằng hút chân không bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 15-20 ngày.
Nếu không kịp tiêu thụ lượng bánh chưng, có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.

Đi khám vì đau bụng, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư
Y tế - 5 giờ trướcBác sĩ chẩn đoán người đàn ông ở Quảng Nam bị ung thư giai đoạn sớm, phải phẫu thuật để điều trị triệt để.

Người đàn ông cao thêm 45cm sau khi cắt bỏ u não
Y tế - 5 giờ trướcTrước khi phẫu thuật, Jamie chỉ cao khoảng 1,25m. Nhưng chỉ một thời gian sau, anh cao thêm 45cm.

Phát hiện ung thư sau trục trặc khi quan hệ vợ chồng
Sống khỏe - 8 giờ trướcUng thư tiền liệt tuyến tiến triển chậm và khó phát hiện. Bệnh nhân thường có triệu chứng về rối loạn tiết niệu, sinh dục.

Cứu sống sản phụ gặp tai nạn giao thông
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Đại diện Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) cho biết, mới đây các bác sĩ của đơn vị đã cứu sống mẹ và con sản phụ đang mang thai tuần 21 gặp tai nạn giao thông vỡ lách, gãy xương cánh tay, mất máu nặng...

Người đàn ông khốn khổ vì bộ ngực quá khổ, thủ phạm là thứ quen mặt, nam giới thích mê
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười đàn ông 60 tuổi nhưng lại có bộ ngực to như phụ nữ, điều này khiến bệnh nhân trở nên tự ti khi giao tiếp.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh
Sống khỏe - 13 giờ trướcBất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tưởng viêm họng gây khó nuốt nhưng không ngờ là ung thư thực quản
Sống khỏe - 14 giờ trướcUng thư thực quản có thể đến từ những thói quen nhỏ, ít người để ý trong cuộc sống hàng ngày.

Người bị gan nhiễm mỡ nên tích cực uống 6 loại nước này để thải độc cho gan
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Nước chanh, nước ép bưởi hay nước trà xanh... nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.

Báo động trầm cảm tuổi học đường: Học sinh đến khám và điều trị rối loạn tâm thần đang gia tăng
Sống khỏe - 17 giờ trướcTheo các chuyên gia, trầm cảm tuổi học đường là 1 vấn đề đáng quan tâm hiện nay và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất học sinh, đồng thời làm suy giảm chất lượng học tập và cuộc sống của trẻ.

Những thực phẩm tưởng mát nhưng lại gây nóng trong người
Sống khỏe - 18 giờ trướcMột số thực phẩm có thể gây nóng trong người, nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng những thực phẩm này giúp làm mát cơ thể trong những ngày hè nóng bức.

Đi khám vì đau bụng, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư
Y tếBác sĩ chẩn đoán người đàn ông ở Quảng Nam bị ung thư giai đoạn sớm, phải phẫu thuật để điều trị triệt để.