Lam lũ những phận đời con trẻ ở thiên đường du lịch Sa Pa
GiadinhNet - Đến Sa Pa, trái ngược với hình ảnh của một thiên đường du lịch là những phận đời phụ nữ lam lũ, nhếch nhác, khổ cực. Có nhiều đứa trẻ mới được 20 ngày tuổi, da còn đỏ hỏn đã nằm vắt vẻo trên lưng theo mẹ, theo anh bước ra đời mưu sinh.
Hết xin tiền mua gạo sang xin tiền mua sách
Chiếc xe ô tô chở khách du lịch vừa dừng lại ở ngã ba Xuân Viên, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong vài giây đã có hàng chục đứa trẻ người Mông bủa vây, tay giơ lên mời mọc: “Mua cái, mua đi, mua đi cô ơi, chú ơi”…
Những vị khách ở vùng xuôi trở nên thích thú, người cầm máy ảnh chụp, người hỏi han những đứa trẻ bán cái này làm gì, cái kia làm gì. “Chụp ảnh phải trả tiền, mua đi rồi cho chụp ảnh”, tiếng một đứa trẻ tóc tai bù xù vang lên. Còn những vị khách cũng trở nên khó chịu vì sự bám riết của chúng: “Không mua nhé, cho 5.000 rồi không theo nữa nhé”. Tuy nhiên, thấy đứa này được cho tiền, những đứa khác lại chạy đến, chúng lại mời mọc tiếp: Mua đi, mua cái, cho cháu tiền mua gạo, cho cháu tiền mua sách, mua bút đi học với…
Cách đó không xa, rất nhiều tấm biển cảnh báo du khách đến Sa Pa thì không chụp ảnh, không cho tiền, đồng thời có cả số điện thoại nóng của Chủ tịch huyện, Công an huyện để du khách tiện liên lạc khi cần thiết. Nhưng có lẽ, nhìn những đứa trẻ tóc tai bù xù, những bộ quần áo đã cũ kĩ, bẩn thỉu và xộc xệch, cùng với gương mặt thơ dại nhọc nhằn ấy, khó người cầm lòng được.
Ngồi ở khu vực Nhà thờ Đá, Giàng A Chờ, vừa bước sang tuổi thứ 7 nhưng em đã có 4 năm “kinh nghiệm” bán hàng mưu sinh ở mảnh đất này. Em bảo, từ khi mới hơn 3 tuổi, em đã theo mẹ, cầm trên tay những cái “tùng teng” bằng vải, những chiếc vòng bạc hình thù cũ kĩ rồi cứ thế, gặp khách là em đưa ra: “Mua cái”. Ngày đó, em nói tiếng Kinh chưa rõ, nên em chỉ nói được vài ba câu ngắn gọn mà mẹ bày cho em. Gặp khách thì “mua cái”, khách hỏi thì cái này “10 nghìn”, cái kia “20 nghìn”…
Giàng A Chờ ở tận xã Hầu Thào (cách Sa Pa 8km) mỗi lần ra đây, Chờ phải đi bộ cả nửa ngày đường. “Đường từ bản ra đây khó đi lắm. Hôm nào mưa không về được thì em ngủ lại ở đây luôn, ăn cái gì cũng được. Ngủ thì kiếm đoạn nào ít gió rồi ngủ thôi. Không sợ gì đâu, không ai đuổi đi cả”, Chờ nói và nở nụ cười rất tươi.
Cũng như nhiều đứa trẻ người Mông khác lên đây bán đồ lưu niệm cho du khách, Chờ là một cậu bé rất lém lỉnh. Khi tôi có nhã ý chụp ảnh, Chờ bảo “mua cái này đi rồi chụp ảnh, không mua không cho chụp ảnh đâu”. Khi hỏi, sao lại thế, Chờ bảo: “Không biết”. Nhìn Chờ và những đứa trẻ người Mông mưu sinh ở “thiên đường du lịch này”, nhiều người lại liên tưởng đến những cỗ máy đòi tiền không cảm xúc. Đưa du khách từ cảm giác yêu mến đến rầu lòng, thương cảm, đau xót.
Hỏi ra thì được biết, nhiều trẻ vẫn đi học nhưng khi vào hè hoặc những ngày nghỉ, chúng đi kiếm thêm tiền. Có những đứa trẻ, việc học chúng chả quan tâm lắm, nên thích học thì đi, không thích học lại nghỉ lên Sa Pa kiếm tiền.
20 ngày tuổi cũng lăn lóc theo mẹ ra chợ bán hàng
11giờ đêm, khi sương lạnh đã phủ lấp Sa Pa thì Vừ A Vinh, một cậu bé 6 tuổi vẫn ôm chặt cậu em mới 2 tháng tuổi ngồi bán hàng ở một góc vỉa hè. Nhìn em, nhiều người thương cảm đến hỏi han đôi ba câu, mua vài ba thứ làm móc chìa khóa.
Vinh bảo, mẹ cũng đi bán hàng rồi. Tối đến, mẹ lại trải tấm nilon, bày những mặt hàng ra bảo Vinh “cái này 10, cái này 20, cái kia 30 nghìn”. Với bản tính thật thà của người Mông, Vinh cứ bảo giá tiền, còn ai cầm lên như thế nào, cho dù có bước đi mà không trả tiền thì Vinh cũng chẳng lưu tâm. Một vài du khách tỏ ra thích thú với cậu bé nhỏ nhắn này, dừng lại trò chuyện, hỏi han rồi mua “ủng hộ” cho hai anh em. Nhưng có người lại tỏ ra “cảnh giác” - “chả khác gì ở Hà Nội. Bố mẹ nó giả vờ, đặt hai anh em nó ở đây để người khác tỏ ra thương xót mà mua thôi. Tốt nhất là không mua”, xong câu nói, người đàn bà quay ngoắt đi.
Tôi lần hỏi chị Hương, một chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm gần đó, thì được biết những đứa trẻ này thật thà và “học khôn” từ người này một tí, người kia một tí chứ không khôn lỏi kiểu lừa lọc đâu. “Bố mẹ chúng ở tận trong Bản Khoang. Thằng em theo thằng anh ra ngồi bán góc này từ khi chưa đầy tháng tuổi. Mẹ chúng cũng ngồi bán cây cối, hoa quả ở góc phố nhà thờ. Chả biết mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng chúng có thể ngồi như một nhiệm vụ, bán được gì thì bán, đến giờ lại về nhà”.
Cái từ “học khôn” của chị Hương có lẽ đúng với những đứa trẻ người Mông trên vùng đất Sa Pa này. Bởi từ miệng chúng, chỉ toàn là những từ ngữ “tiền, cho tiền, xin tiền” và “money, money, money”. Thấy tiền là mắt chúng sáng lên. Ngày xưa, những đứa trẻ bán hàng hoặc xin tiền để “mua gạo”, giờ đây, chúng đã biết xin tiền “để mua sách vở”.
Cuối con đường du lịch ở bản Cát Cát, mỗi khi gặp khách du lịch nào, bé Thào Thị Khâu, 8 tuổi lại chạy đến, giơ hai tay: Cô chú ơi, cháu đi học nhưng không có tiền mua sách vở, cô chú cho cháu ít tiền đi. Giọng em lí nhí nhưng du khách cũng đủ nghe. Nhiều người thương, cho 10 nghìn, 5 nghìn đồng… “Thế chứ ngày nào nhiều nó cũng kiếm được mấy trăm nghìn đấy”, anh Hoàng, một người bán hàng lưu niệm nói như thế.
Mã A Hải, một cậu học trò người Mông đang học lớp 10 tranh thủ những ngày hè kiếm tiền bằng cách chạy xe ôm. Em thường chở khách ở đoạn đường đi xuống bản Cát Cát. Mỗi lượt xuống, em lấy khách 10 nghìn đồng, mỗi lượt lên, em lấy giá gấp đôi. “Ngày nhiều nhất em kiếm được là 700 nghìn đồng, còn thường là 200, 300 nghìn đồng. Tiền này em mua sách vở, mua thẻ điện thoại để gọi điện. Em có người yêu rồi, người yêu em cũng học cùng lớp, nhưng ở khác bản. Em bảo cưới, nhưng thầy cô bảo lấy sớm sẽ khổ nên em lại thôi. Chạy xe ôm như thế này kiếm tiền nhiều hơn làm nương rẫy”, Hải nói rất hồn nhiên, rồi cười lên khềnh khệch.
Sa Pa về đêm lạnh thấu xương. Khi đồng hồ đã chỉ sang ngày mới, những đứa trẻ vẫn thẫn thờ đi theo những du khách dạo phố đêm như một cái bóng: Mua đi, mua cái... Còn ở một vài góc khuất dưới hiên nhà, nhiều đứa trẻ vài ba tháng tuổi khác lại ngủ ngon trong vòng tay của mẹ chúng - những phận đời mưu sinh ở thiên đường du lịch.
Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội
Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định
Đời sống - 53 phút trướcGĐXH - Có tuổi đời hàng trăm năm, hàng cây duối khổng lồ vẫn sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 1 giờ trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ
Thời sự - 1 giờ trướcCơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.
Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.
3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.