Làm việc này mỗi khi đánh răng, đảm bảo bớt hôi miệng và ngừa bệnh nha chu
Chỉ đánh răng thôi là chưa đủ, bạn cần phải làm thêm 1 việc này để hơi thở thơm mát, chống hôi miệng và ngừa bệnh nha chu.
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, xuất phát từ trong khoang miệng. Những người mắc vấn đề này thường cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân gây hôi miệng thì có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do sự giải phóng các hợp chất sulfur dễ bay hơi trong khoang miệng.
Với những nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời, chẳng hạn như ăn thực phẩm có mùi, ăn các món chứa chất gây khô miệng hoặc các món giàu protein… sẽ làm giải phóng các amino axit chứa nhiều sulfur. Hơi thở có mùi vào buổi sáng cũng do khô miệng tạm thời, dẫn đến hôi miệng.

Hôi miệng là vấn đề khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp.
Trong một số trường hợp, nếu đã đánh răng mà vẫn có mùi, hãy cẩn thận vì có thể bạn đã mắc một số bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lý do lớn nhất khiến bạn hôi miệng dù đã đánh răng chính là do vệ sinh lưỡi chưa kỹ, vẫn còn lớp cặn lưỡi.
Theo Medha Gupta - tiến sĩ kiêm nha sĩ có 9 năm kinh nghiệm tại Bangalore (Ấn Độ), vệ sinh lưỡi sơ sài khi đánh răng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Cô cho biết, lưỡi cũng giống như răng, đều tiếp xúc với toàn bộ thực phẩm bạn ăn. Nếu chỉ tập trung đánh răng mà không vệ sinh lưỡi thì vi khuẩn sẽ bám lại và gây mùi.
Nếu để ý kỹ, trên bề mặt lưỡi hay có một lớp mỏng màu trắng hoặc vàng, thường do đồ ăn thức uống tạo thành. Lúc này bạn hãy tiến hành cạo lưỡi để loại bỏ lớp mỏng này, vừa giúp bạn bớt hôi miệng nói riêng và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe tổng thể nói chung.

Đánh răng khi thức dậy và trước khi ngủ, hãy nhớ làm 1 việc để hơi thở thơm mát hơn. Ảnh minh họa
Cạo lưỡi là gì, lợi ích ra sao?
Cạo lưỡi là biện pháp sử dụng một dụng cụ chuyên biệt hoặc bàn chải đánh răng để loại bỏ thức ăn dư thừa, tế bào chết và vi khuẩn khỏi bề mặt lưỡi. Đây là một trong những bước quan trọng khi chăm sóc răng miệng sạch sẽ, giúp đánh bay những vi sinh vật gây bệnh và gây mùi trong khoang miệng.
Tiến sĩ Medha khuyên bạn nên cạo lưỡi thường xuyên vì nhiều lợi ích tuyệt vời. Đầu tiên, cạo lưỡi sẽ làm giảm đáng kể vi khuẩn gây bệnh trong miệng, ở những vị trí bàn chải đánh răng khó tiếp cận. Từ đó làm giảm hôi miệng và giảm thiểu những vấn đề về răng miệng.
Thêm vào đó, việc cạo lưỡi sẽ giúp thực phẩm xúc tác tốt với các gai vị giác trên lưỡi nhiều hơn, từ đó bạn có thể thưởng thức hương vị thức ăn ngon miệng. Lưỡi sạch còn mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, cải thiện sức khỏe tiêu hóa…

Cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi, giúp hơi thở thơm mát hơn. Ảnh minh họa
Có nên cạo lưỡi hàng ngày không?
Việc cạo lưỡi đều đặn sẽ mang lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên tiến sĩ Medha khuyến cáo rằng, những lợi ích này chỉ được đảm bảo khi bạn cạo lưỡi đúng cách. Nếu làm sai có thể dẫn đến những hậu quả như tổn thương gai vị giác, khiến lưỡi chảy máu, rát lưỡi, nhiệt lưỡi, mất cảm giác ngon miệng…
Nhìn chung, bạn nên cạo hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Tần suất phù hợp là 1-2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng không nên lạm dụng việc cạo lưỡi quá nhiều lần, bởi vì nó không thể khiến miệng hay lưỡi có mùi hôi hết ngay lập tức, mà cần kết hợp với đánh răng, súc miệng thì tình trạng hôi miệng mới dần cải thiện.
Ngoài ra, trong những trường hợp rêu lưỡi quá dày, bạn đừng cố gắng cạo sạch ngay lập tức. Bởi nếu rêu lưỡi quá dày có thể do một bệnh lý nào đó như nhiễm khuẩn gây ra, bạn nên chú ý các dấu hiệu khác và đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Các bước cạo lưỡi đúng cách như sau:
- Cần lựa chọn dụng cụ cạo lưỡi phù hợp, mỗi lứa tuổi sẽ cần dụng cụ khác nhau. Đảm bảo cây cạo lưỡi cần sạch khuẩn, cầm chắc tay, nhỏ gọn, có đầu cạo mềm tránh việc làm tổn thương đến lưỡi.
- Tiếp theo, hãy mở miệng, đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể, rồi đưa đầu cạo lưỡi vào trong miệng của mình. Sau đó chải lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài thật nhẹ nhàng, lần lượt chải từ trái sang phải sao cho hết mặt trên của lưỡi.
- Làm sạch cây cạo lưỡi bằng cách rửa dưới vòi nước sạch để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Sau đó hãy uốn cong lưỡi lên, tiếp tục chải nhẹ nhàng phần mặt dưới của lưỡi.
- Sau khi cạo xong, hãy dùng nước muối súc miệng để rửa trôi những cặn bẩn còn sót lại trong khoang miệng. Nhớ rửa cây cạo lưỡi thật sạch, lau khô và cất ở nơi thoáng mát.

Người đàn ông 68 tuổi bị nhồi máu cơ tim, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì nhồi máu cơ tim, người đàn ông này có dấu hiệu bị sốt, đau tức ngực nhưng chỉ tự mua thuốc điều trị ở nhà.

Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?
Sống khỏe - 2 giờ trướcQuan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.

Nhờ sơ cứu đúng cách thiếu niên đuối nước ngừng thở ở biển Rạng được cứu sống
Y tế - 18 giờ trướcTin từ BVĐK Trung ương Quảng Nam cho biết, Khoa Cấp cứu của BV đã cứu sống em L.A.T. (16 tuổi, trú tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bị đuối nước tại biển Rạng trong tình trạng hôn mê, tím tái, ngừng thở.

Bé 2 tuổi bỏng từ miệng tới dạ dày vì uống nhầm chai nước lạ
Y tế - 18 giờ trướcBé gái 2 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt, bỏng toàn bộ khoang miệng, không thể ăn uống do uống nhầm chai hóa chất thông cống.

Dinh dưỡng khoa học – 'tấm vé sức khỏe' cho người cao tuổi
Sống khỏe - 20 giờ trướcHội thảo với chủ đề Trao tặng tấm vé sức khỏe từ CaloSure America - Hỗ trợ phục hồi sức khỏe và tăng cường đề kháng vừa được tổ chức mới đây tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Cơ sở Hoàng Mai.

Diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ trong lúc đưa con đi học, đây là lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của diễn viên Thái Hòa là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não, căn bệnh có thể xảy đến bất ngờ và để lại những di chứng lâu dài.

Top 8 thực phẩm giàu sắt và dinh dưỡng cho mẹ bầu
Sống khỏe - 21 giờ trướcSắt là một trong những vi chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Khoáng chất này không chỉ tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy đến thai nhi mà còn giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, hạn chế mệt mỏi, chóng mặt - những dấu hiệu phổ biến của thiếu máu thai kỳ.

Bé gái 8 tuổi sốc nhiễm trùng, suy gan, phổi trắng xóa sau 6 giờ nhập viện vì biến chứng sởi
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Bé gái 8 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy gan, suy hô hấp do bị sởi biến chứng.

Ăn bằng đũa giúp chống béo phì dễ dàng hơn?
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột nghiên cứu mới từ Nhật Bản đã chỉ ra lý do bữa ăn truyền thống của nước này giúp chống béo phì hiệu quả: Vì phải dùng đũa.

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.