Làng nghề bánh chưng Lỗ Khê và lời ca tụng thậm xưng "bánh chưng rơi xuống ao cả tháng vẫn không bị hỏng"
GĐXH - Bánh chưng người Lỗ Khê làm ra có rơi xuống ao cả tháng bên trong vẫn không bị thiu chỉ là một lời ca tụng thậm xưng để nhấn mạnh về độ ngon và bí quyết làn bánh chưng nơi đây. Và mùa gói bánh chưng Tết luôn rất nhộn nhịp ở làng nghề Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội).
Đầu năm ôn lại sự tích bánh chưng
Trong chuyến đi thực địa ở xã Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) chúng tôi được Tiến sĩ Nông nghiệp Lê Thủy cho biết xã này có làng Lỗ Khê vốn có di sản ca trù - gần đây nổi lên thương hiệu bánh chưng Lỗ Khê đạt chứng nhận 3 sao của hệ thống OCOP. Bánh chưng không thể thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán - là vật phẩm dâng lên tổ tiên bao đời nay.

Gạo nếp cái hoa vàng để gói bánh chưng Lỗ Khê. Ảnh: LNCC.
Bánh chưng xưa nay còn được dâng cúng vua Hùng ngày giỗ Tổ (10/3), dâng cúng gia tiên, dòng tộc và hiện diện trong các mâm cỗ… Bánh chưng gắn liền với cội nguồn dân tộc Việt Nam qua tích bánh chưng - bánh dày. Theo đó, vua Hùng Vương thứ VI muốn truyền ngôi cho con để nghỉ ngơi nên phán rằng: "Đầu xuân các hoàng tử ai tìm được món ăn ngon bày cỗ sẽ được truyền ngôi báu".
Các hoàng tử đua nhau sai người lên rừng xuống biển tìm kiếm của ngon vật lạ chờ ngày dâng lên vua Hùng. Riêng hoàng tử thứ 18 là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) vốn mồ côi mẹ, bản tính hiền lành, đạo đức, khiêm cung, hiếu kính đang sống với bà con ở quê thì lòng bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên vì không biết lấy gì tiến cúng vua cha.
Một đêm Tiết Liêu chiêm bao thấy có vị Thần đến bảo rằng: "Này con, trong trời đất, không có gì quý hơn gạo, vì gạo nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông để tượng hình cho trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài bánh, nhân đặt trong bánh để tượng trưng cho công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ".
Tỉnh mộng, Tiết Liêu vô cùng mừng rỡ liền chọn nếp gạo thật ngon tự tay gói bánh thành hình vuông (tượng hình cho Đất), cho vào nồi luộc chín - gọi là bánh Chưng. Lại lấy nếp chín giã mịn nặn hình tròn (tượng hình cho Trời) - gọi là bánh Dày. Lá xanh bọc ngoài và đậu làm nhân bên trong - tượng trưng cho tình yêu thương của cha mẹ luôn đùm bọc, chăm sóc con cái.
Đến ngày hẹn các hoàng tử nô nức dâng lên vua Hùng sơn hào hải vị - họ cười nhạo hoàng tử Tiết Liêu mang bánh Chưng - bánh Dày làm từ nếp gạo để dâng vua cha. Vua Hùng thấy lạ bèn hỏi và Tiết Liêu thành thực kể lại giấc chiêm bao của mình, và ý nghĩa của bánh Chưng - bánh Dày.
Nghe xong vua Hùng nếm thử bánh và khen ngon, hạ lệnh truyền ngôi báu cho Tiết Liêu. Người đời sau cho rằng: Bánh Chưng - bánh Dày bình dị nhưng đã gợi lên hình ảnh đất trời, giang sơn gấm vóc mà suốt đời vua Hùng đã hy sinh, bảo vệ, gìn giữ... Và cả những con dân tay lấm chân bùn, dãi nắng dầm mưa tạo nên những hạt ngọc - hạt vàng nuôi sống con người – trong đó có Ngài.

Bánh chưng Lỗ Khê làm làm từ gạo nếp cái hoa vàng trồng trên đồng đất Liên Hà có độ thơm, dẻo đặc biệt hơn các loại gạo nếp khác. Ảnh: LNCC.
Làng nghề bánh chưng Lỗ Khê
Miền Bắc có các làng nghề bánh chưng nổi tiếng như bánh chưng Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), bánh chưng Làng Đầm (Thanh Liêm, Hà Nam), bánh chưng Bờ Đậu (Phú Lương, Thái Nguyên), bánh chưng Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ), và thương hiệu bánh chưng Lỗ Khê gần đây mới nở rộ và phát triển.
Nghề làm bánh chưng Lỗ Khê có từ khi nào – nhiều lão niên trong làng không nhớ, mà cứ lớp người trước truyền lại cho lớp người sau và giờ đã trở thành nghề truyền thống của làng.
Mùa làm bánh chưng Tết đang rất nhộn nhịp ở Lỗ Khê. Còn có cả lời đồn rằng "bánh chưng Lỗ Khê làm ra có rơi xuống ao cả tháng thì bên trong vẫn không bị thiu". Nhà anh Chu Văn Lộc đã có 4 đời làm nghề gói bánh chưng, được đánh giá là bánh ngon và đẹp nhất huyện Đông Anh - nghe nói bật cười, bảo đó chỉ là giai thoại làng nghề thôi, chứ bánh nào để được cả tháng trong nước như thế.
Từ 20 tháng Chạp trở đi từ cổng làng Lỗ Khê đã tràn ngập không khí Tết bởi lá dong xanh, đậu xanh, gạo nếp cái hoa vàng… cộng với mùi bánh chưng luộc tỏa ra khiến cả thôn thơm nức hương vị Tết cổ truyền.
Theo Tiến sĩ Nông nghiệp Lê Thủy, bánh chưng Lỗ Khê làm làm từ gạo nếp cái hoa vàng trồng trên đồng đất Liên Hà có độ thơm, dẻo đặc biệt hơn các loại gạo nếp khác – kể cả gạo nếp cái hoa vàng trồng ở vùng đất khác. Nguyên liệu làm bánh từ đậu xanh, thịt lợn, lá dong đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, cầu kỳ. Toàn những nguyên liệu bình dị của nền văn hóa lúa nước - tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời cho chiếc bánh chưng: Gạo nếp bọc quanh nhân đậu xanh và thịt lợn. Bên ngoài gói bằng lớp lá dong xanh mướt - tất cả được luộc chín 6-8 giờ - giúp người Việt đón 1 cái Tết thật sung túc, rộn ràng…
Bánh chưng Lỗ Khê có vị đậm đà, ngon nức tiếng. Mỗi khi Tết đến xuân về, các cơ quan, đơn vị nườm nượp đến đặt cả vạn chiếc, khiến làng trên xóm dưới đỏ lửa, thơm nức khắp làng, đơn hàng gửi đi khắp mọi miền đất nước, có cả những đơn xuất ra nước ngoài.

Bánh chưng không thể thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán - là vật phẩm dâng lên tổ tiên. Ảnh: LNCC.
Cách gói bánh chưng thơm ngon, vuông vức đẹp mắt
Theo cách gói bánh chưng cổ truyền, thì cách gói bánh chưng vuông vức, đẹp mắt trong dân gian như sau:
Nguyên liệu (1 cái)
- 400 gạo nếp cái hoa vàng
- 200g thịt ba chỉ
- 200g đậu xanh đã tách vỏ
- 1 bó lạt tre, 4 lá dong
- Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu
- Khuôn gói bánh chưng vuông.
Cách gói bánh chưng vuông
Gạo nếp vo sạch, ngâm 8 tiếng. Sau đó vớt ra, để ráo, trộn đều với 4g muối.
200g đậu xanh vo sạch, ngâm 4 tiếng, đãi vỏ rồi vớt ra, để ráo, trộn đều với 4g muối.
Thịt lợn rửa sạch, để ráo nước, cắt thành miếng dài có chiều ngang khoảng 4cm, ướp với 4g hạt nêm, 1g tiêu để 30 phút cho ngấm.
Lạt tre ngâm trong nước 8 tiếng, xé thành những sợi có chiều ngang 0.5cm.
Lá dong rửa sạch, lau khô cả 2 mặt, cắt gân lá và cuống. Rồi cắt bỏ 2 phần đầu, lấy phần giữa sao cho phần chiều dài lá còn khoảng 30cm là được.
Các bước gấp lá dong
Cắt phần 2 đầu của lá, xếp lá dong lại để tạo thành góc Lưu ý là nên gấp mặt có màu đậm hơn vào bên trong để chiếc bánh chưng có màu xanh đẹp mắt hơn.
Xếp 4 lá dong đã gấp thành góc vuông vào tương ứng với 4 góc vuông của khuôn và chồng lên nhau. Gấp 4 lá đều và bằng nhau để chiếc bánh chưng vuông vức hơn.
Sau đó, lần lượt đổ 200g gạo nếp vào, rồi đến 100g đậu xanh.
Dùng tay dàn đều nếp ra (nên đổ đậu xanh, thịt vào chính giữa nếp). Cho tiếp thịt ba chỉ, 100g đậu xanh lên trên thịt. Cuối cùng đổ tiếp 200g gạo nếp, dàn đều.
Gấp 4 bên của phần lá lại, rút khuôn ra. Dùng dây lạt luồn xuống mặt dưới bánh rồi buộc chặt lại - cố định bằng những sợi dây lạt. Dây lạt dài khoảng 70 – 90cm (có thể dùng lạt tre, lạt giang).

Luộc bánh chưng
Xếp lá dong xấu, thừa xuống dưới đáy nồi định luộc bánh. Sau đó xếp tiếp bánh chưng vào nồi, đổ nước ngập bánh, nổi lửa luộc bánh và liên tục đun sôi khoảng 6-8 giờ thì bánh chín đủ độ.
Vài mẹo cần biết để giúp bánh chưng ngon
- Lá dong tươi màu xanh đậm, mặt lá bóng, cuống nhỏ. Chọn lá không quá non, cũng không quá già, tàu lá không bị rách và lá vừa phải. Ngâm lá vào nước trước khi rửa để loại bỏ bụi bẩn rồi hãy rửa lá.
- Gạo nếp chọn hạt bóng mẩy, đều nhau. Muốn vỏ bánh xanh hơn thì pha nước lá dứa (lá nếp) đã xay và lọc qua vào trộn cùng.
- Đậu xanh phải vo sạch tới khi nước hết đục thì đãi vỏ, để ráo.
- Không nên ướp mắm vào thịt ba chỉ vì bánh sẽ nhanh hỏng.
- Nên lót lá dong thừa, hỏng vào đáy nồi để thơm và giữ nhiệt, tạo thêm màu xanh và không bị cháy dưới đáy. Khi luộc bánh cần lèn chặt để bánh không bị vỡ.
- Xếp bánh xong thì rải thêm lá dong thừa lên trên mặt nước để chống trào. Quá trình luộc đảm bảo lửa cháy đều, nước luộc luôn sôi – và phải tiếp nước liên tục kẻo nước cạn thì bánh hở ở đâu sẽ bị sượng ở đó.
- Luộc bánh đủ thời gian hãy tắt bếp, ngâm bánh trong nồi khoảng 30 phút nữa hãy vớt ra, để ráo và lèn chặt cho ép hết nước đọng trong bánh - như vậy sẽ có những chiếc bánh thơm ngon ngày Tết.
Bếp Trưởng Á Âu

Siêu thực phẩm giúp thanh lọc gan, đào thải độc tố tốt hơn chanh, sẵn trong bếp mà nhiều người không biết
Ăn - 9 giờ trướcGĐXH - Khi nói đến việc thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố, chanh thường là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, có một siêu thực phẩm khác mà bạn có thể không biết đến, nhưng lại có khả năng giúp thanh lọc gan và đào thải độc tố hiệu quả hơn nhiều so với chanh.

6 cách ăn giúp tăng hấp thu dưỡng chất gấp đôi nhiều người không biết
Ăn - 12 giờ trướcGĐXH - Chế độ ăn uống của chúng ta không chỉ đơn giản là việc ăn uống đủ các nhóm thực phẩm, mà cách kết hợp giữa các thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hấp thu dưỡng chất và tối ưu hóa hiệu quả dinh dưỡng.

Bí quyết xào rau vừa xanh vừa giòn của đầu bếp hàng đầu
Ăn - 15 giờ trướcRau xào tưởng chừng là một món ăn đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách để làm ra một đĩa rau xanh giòn không bị đen và nhũn.

Loại rau giàu canxi gấp 3 lần sữa, giúp xương chắc khỏe, phòng loãng xương, chị em từ tuổi U40 cần đặc biệt lưu ý
Ăn - 21 giờ trướcGĐXH - Canxi là khoáng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương. Khi nhắc đến thực phẩm giàu canxi, nhiều người nghĩ ngay đến sữa. Tuy nhiên, có một loại rau quen thuộc, dân dã lại chứa lượng canxi cao gấp 3 lần sữa mà ít ai biết đến.

Món ngon 'thần thánh' giúp sao Hàn giảm 32kg chỉ cần 10 phút để chế biến
Ăn - 21 giờ trướcDanh hài 40 tuổi đã tiết lộ thực đơn ăn kiêng giúp cô duy trì vóc dáng thon gọn, giảm từ 80kg xuống còn 48kg.

Cách làm gà chua ngọt với các công thức chế biến cực đỉnh
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Gà chua ngọt mang hương vị đậm đà, thơm ngon, nguyên liệu lại dễ tìm, rất thích hợp cho những bữa cơm gia đình. Hãy trổ tài ngay với cách làm gà chua ngọt nhanh với công thức chế biến trong bài sau.

Công thức làm ức gà sốt chanh dây chua ngọt hấp dẫn, cực đơn giản
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Ức gà mềm thơm kết hợp cùng nước sốt chanh dây chua ngọt vừa lạ miệng lại giúp bạn duy trì vóc dáng và nâng cao sức khỏe. Bài viết sau chia sẻ công thức chế biến món ức gà sốt chanh dây eat clean cực đơn giản để bạn thực hiện ngay tại nhà.

40 tuổi tôi mới biết bí quyết luộc tôm ngon, thịt mềm và hoàn toàn không tanh!
Ăn - 1 ngày trướcCùng xem và thực hiện nhé!

Làm món gà tần theo cách sau siêu ngon, bổ dưỡng, khỏi cần ra ngoài hàng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Gà tần là món ăn ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích vì bổ dưỡng, thanh mát và lạ miệng. Vào bếp cùng bài viết dưới đây để trổ tài với các cách làm gà tần ăn là mê.

Để làm món trứng hấp ngon hơn nhà hàng ngoài tỷ lệ nước và trứng, còn một thao tác nhỏ nữa không thể bỏ qua
Ăn - 1 ngày trướcBằng cách làm theo các bước này, bạn có thể dễ dàng làm ra một bát trứng hấp có bề mặt sáng bóng như gương, mịn mượt và hương vị tinh tế.

30 mâm cơm giá rẻ chỉ với 100k mỗi ngày, đủ 3-4 món, ngon như nhà hàng, ấm như gia đình
Ẩm thực 360GĐXH - Trong vòng xoáy tất bật của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại giữ chân người ta khi trở về nhà: đó là mâm cơm gia đình. Với gợi ý 30 mâm cơm gia đình với đầy đủ món ăn ngon mỗi ngày đầy đủ dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí, dễ chế biến, bạn sẽ không phải đau đầu vắt óc nghĩ xem "hôm nay ăn gì" mà vẫn có bữa cơm ấm cúng, chất lượng như nhà hàng ngay tại gian bếp của mình.