Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lãnh hậu quả nặng nề vì một thói quen nhai từ trẻ em cho đến người lớn thường mắc

Chủ nhật, 11:00 12/02/2017 | Sống khỏe

Nhai một bên hàm là thói quen thường thấy ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Nhưng ít ai biết rằng thói quen này sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề.

1. Răng bị mài mòn "gấp đôi"

Mặc dù rất cứng rắn, nhưng hàm răng của chúng ta mỗi ngày đều phải nhai nuốt thực phẩm nhiều lần. Hoạt động này được duy trì hằng ngày và kéo dài tới hàng thập kỷ, nên dù có bền chắc tới đâu, hàm răng vẫn bị mài mòn.

Khi nhai đều cả hai bên hàm, răng bị mài mòn một cách đều đặn và đối xứng. Điều đó đồng nghĩa với việc răng sẽ không ngừng thấp và xấu đi theo tuổi tác.

Tuy nhiên, đối với những người có thói quen nhai một bên hàm, răng sẽ bị mài mòn mất đối xứng. Cụ thể, đối với bên hàm thường xuyên được dùng, tốc độ mài mòn sẽ cao gấp đôi so với bên hàm ít được dùng để nhai.

Hàm răng bị hao mòn quá độ và lệch lạc sẽ khiến chức năng nhai nuốt kém hiệu quả.

Ví dụ: Trước kia, bạn chỉ cần nhai 5 lần là có thể nuốt thức ăn, thì với thói quen nhai một bên hàm, sau này bạn sẽ phải nhai tới 10 lần hoặc nhiều hơn mới có thể thực hiện động tác nuốt xuống.

Ngoài ra, việc nhai lệch một bên hàm còn có thể khiến răng trở nên "lộn xộn". Nguyên nhân bởi bên răng thường dùng sẽ ngày càng mòn, thấp.

Trong khi đó, các răng bên hàm ít nhai vẫn giữ nguyên được kích cỡ. Sự mất cân đối này sẽ dễ dẫn tới tình trạng răng bị xô lệch, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới khả năng nhai.


Thói quen nhai một bên hàm gây ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng, đặc biệt là khiến răng bị mài mòn một cách lệch lạc. (Tranh minh họa).

Thói quen nhai một bên hàm gây ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng, đặc biệt là khiến răng bị mài mòn một cách lệch lạc. (Tranh minh họa).

2. Lệch mặt

Nhai một bên hàm trong thời gian quá lâu sẽ khiến cơ quai hàm chỉ phát triển ở một bên. Trong khi đó, cơ quai hàm bên kia sẽ bị co lại, dẫn tới mặt có dấu hiệu bị "lệch", nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới lệch cả sống mũi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

3. Tổn thương răng

Thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến răng bên thường nhai bị mòn, răng bên không nhai bị đóng vôi.

Điều này sẽ vô tình tạo thành môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, đồng thời tiết ra các độc tố làm hư hại men răng hoặc làm hỏng mô nâng đỡ răng, dẫn tới sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, thậm chí làm ảnh hưởng tới tủy răng.

4. Tổn thương khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có vai trò giúp chúng ta thực hiện các động tác như há miệng, ngậm miệng. Mọi hoạt động như ăn, nói, ngáp… đều cần tới bộ phận quan trọng này.

Khi nhai lệch một bên, khớp thái dương hàm sẽ mòn dần và không đều ở hai bên, dễ dẫn tới tình trạng sai khớp, hoặc há miệng sẽ nghe thấy âm thanh khớp xương va chạm.

Nếu tình trạng này kéo dài, khớp thái dương hàm có thể bị rối loạn, đau đớn, thậm chí khiến người bệnh không đóng, mở được miệng một cách bình thường.


Do đặc trưng về vị trí, khớp thái dương hàm cũng là một trong những bộ phận dễ dàng bị ảnh hưởng do thói quen nhai lệch. (Tranh minh họa).

Do đặc trưng về vị trí, khớp thái dương hàm cũng là một trong những bộ phận dễ dàng bị ảnh hưởng do thói quen nhai lệch. (Tranh minh họa).

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhai lệch

1. Khuyết thiếu răng: Nếu một bên hàm không có đầy đủ răng, cơ thể của bạn sẽ hình thành thói quen nhai về bên còn lại.

2. Đau răng: Một bên hàm xuất hiện răng đau đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy đau đớn nếu bị kích thích vào bên hàm đó. Để tránh cảm giác đau đớn, nhiều người thường chọn cách nhai về bên còn hàm còn lại.

3. Bệnh lý: Tình trạng viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng xuất hiện ở một bên hàm cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng nhai lệch.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, kích cỡ, độ cứng mềm của thức ăn cũng là một trong những nguyên do khiến chúng ta nhai lệch.

Đối với trường hợp mới bị nhai lệch, hoặc nhai lệch do những nguyên nhân bệnh lý tạm thời, bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cho tới khi tình trạng nhai bình thường trở lại.

Tuy nhiên, nếu nhai lệch đã trở thành thói quen kéo dài và xuất hiện hậu quả đối với sức khỏe, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 11 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 23 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Top