Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lay lắt những phận đời “ma ám”

Thứ bảy, 04:46 08/08/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Căn bệnh quái ác đã cướp đi sự lành lặn trên cơ thể và để lại cho bệnh nhân phong nhiều nỗi đau đớn, xót xa. Bị gia đình bỏ bê, nhiều người từ khi vào viện đến khi lìa xa cõi đời, sống lay lắt qua ngày trong nỗi cô đơn và buồn tủi…

 

Ông Hoàng Văn Thỏa sống cô đơn những ngày cuối đời. 	Ảnh: P.B
Ông Hoàng Văn Thỏa sống cô đơn những ngày cuối đời. Ảnh: P.B

 

“Bố mẹ đưa tôi vào đây rồi không quay lại nữa”

Nằm sâu trong Bệnh viện Phong – Da liễu Bắc Ninh, những cơn mưa như trút nước càng khiến cho Trại phong Quả Cảm thêm ảm đạm. Bước chân vào đây, nhìn những bệnh nhân phong ngồi bất động hoặc nhúc nhắc di chuyển, tôi cảm tưởng như những cái bóng di động. Khuôn mặt họ không nụ cười, không cảm xúc, nhiều người không quan tâm những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Nằm biệt lập sau những quả đồi thuộc xã Hòa Long (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), bao năm qua, Trại phong Quả Cảm như là ngôi nhà thứ hai cưu mang những phận đời không lành lặn. Bên trong mỗi căn phòng rộng chừng 10m2 là những cái bóng cứ lầm lũi với thân thể tàn tạ, từng lớp da thịt trên người thâm tím, tróc vảy khiến những ai chứng kiến cũng phải rùng mình.

Giơ đôi bàn tay cụt cả 10 ngón, ông Hoàng Văn Thỏa (77 tuổi, quê ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết, ông bị bệnh phong từ khi còn rất nhỏ. “Tôi không nhớ lắm về ký ức ngày xưa nhưng thời đó, ai bị bệnh phong đều bị làng xã xua đuổi. Khi được 9 tuổi, bố mẹ đưa tôi vào đây và rồi họ không quay trở lại nữa”, ông Thỏa nở nụ cười chua chát.

Gần 70 năm sống trong trại phong, từ tuổi thơ cho đến tuổi già của ông Thỏa không biết đến người thân, anh em, họ hàng thân thích. Ngày qua ngày, ông quanh quẩn trong “ngôi nhà chung” này với những người bạn - là các bệnh nhân phong đang sống ở đây. Nhìn xa xăm qua cửa sổ, giọng ông như chùng xuống: “Chắc chắn rồi cũng chết già trong này. Cuộc sống như tôi chẳng có gì để kể cả. Nhiều khi nhớ quê hương, muốn về thăm mà không dám, không đủ tự tin”.

Chia tay ông Thỏa, tôi sang phòng bên cạnh trò chuyện với ông Lê Văn Bang (74 tuổi, quê ở huyện miền núi Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Mặc dù bị bệnh tật dày vò nhưng ông Bang là một trong những người ở trại phong này nhìn “có sức sống” nhất. Ông vẫn còn giữ được sự tỉnh táo, hoạt bát nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương, muốn được nhìn mặt con, cháu trước những ngày tháng cuối đời. “Nhưng từ khi sống trong trại phong này, tôi chưa một lần được hưởng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy”, ông Bang ngậm ngùi.

Ông Bang bị phong ăn loang lổ khắp người, bàn chân phải đã bị phong ăn cụt. Vừa mở lời, ông tâm sự trong nỗi đau đớn: “Quê tôi là một huyện miền núi nên ở đấy người ta ác cảm với những người bệnh phong lắm. Ngày xưa, nhiều người nhìn tôi bị bệnh họ bảo là chắc bị “ma ám”, bắt phải sống xa làng, xa xóm, đi đâu cũng bị tránh mặt, đối xử lạnh nhạt”.

Nhưng điều đau đớn nhất với ông Bang là mặc dù có vợ và có con nhưng đến nay, chính người con không quan tâm đến cha mình chỉ vì ông mang mầm bệnh phong, hủi. “Khi nó lấy vợ, sinh con, chúng tìm mọi cách không cho tôi gần cháu. Uất nghẹn quá, tôi tìm đến trại phong này sống những năm tháng cuối đời”, ông Bang nói.

Đến một mình và “đi” trong cô đơn

 

Y tá Nguyễn Thị Xuân bên những đôi dép mà bà tự tay làm cho bệnh nhân.	 Ảnh: P.B
Y tá Nguyễn Thị Xuân bên những đôi dép mà bà tự tay làm cho bệnh nhân. Ảnh: P.B

 

Dạo quanh một vòng trong khu Trại phong Quả Cảm, có lẽ ai cũng phải thốt lên sự xót thương khi nhìn thấy những mái tóc đã ngả bạc, khuôn mặt cô đơn, buồn tủi nhìn qua cửa sổ.

Cụ Ngô Thị Mây (quê ở Cao Bằng) năm nay đã bước sang tuổi 85. Cụ Mây từng có một gia đình êm ấm, có con trai, con gái, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại nhưng từ khi phát hiện mẹ mình mắc bệnh, các con cụ trở nên lạnh nhạt, xa lánh. Hơn 30 năm trước, chồng cụ Mây vì cùng quẫn và không chịu nổi thị phi về căn bệnh của vợ đã ăn lá ngón tự tử. Sống cô đơn trong căn nhà mà chồng để lại, cứ tưởng vậy được yên thân, nhưng áp lực từ những người hàng xóm, định kiến xã hội lúc bấy giờ đẩy cụ rơi vào thảm cảnh có nhà không được ở mà phải bỏ làng ra đi. Đã hơn 10 năm sống trong Trại phong Quả Cảm, nhưng các con của cụ chưa một lần đến xem mẹ mình sống chết thế nào.

“Nói đến căn bệnh này, người ta đã sợ hãi, né tránh, không muốn ngồi gần. Từ ngày vào đây tôi mới được sống những tháng ngày yên ổn… Cho đến chết, tôi cũng chết ở đây”, cụ Mây ngậm ngùi.

Trại phong Quả Cảm hiện có gần 100 bệnh nhân phong được điều trị chăm sóc miễn phí, chủ yếu là những người già, neo đơn. Các bệnh nhân đến từ nhiều miền quê, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Có những bệnh nhân bị phong ăn cụt hai chân, cụt hai tay, mù hai mắt, sống vò võ cô đơn đến chết vẫn không có người thân đến nhận.

Hầu hết, bệnh nhân sống ở đây đều có hoàn cảnh trớ trêu, số phận éo le. Có rất nhiều người không con, không cháu, hay có những người có con, có cháu, có quê quán nhưng bản thân gia đình lại xa lánh. Ngay cả khi chết đi, việc ma chay người nhà cũng phó thác luôn cho bệnh viện. Thi thể họ được chôn tại nghĩa trang sau những quả đồi khô cằn, bạc phếch nắng mưa.

Y tá Nguyễn Thị Xuân, người phụ nữ đã dành 30 năm tuổi thanh xuân để sống chung và phục vụ các bệnh nhân trong Trại phong Quả Cảm cho biết: “Nói về hoàn cảnh của các bệnh nhân ở đây thì cả ngày không hết. Những người mắc bệnh, có thể bị phong ăn mòn thể xác, cụt dần các đốt ngón tay, ngón chân, có người mất cả tứ chi, mặt biến dạng, mù mắt và đau đớn khi thời tiết thay đổi”.

Chia tay Trại phong Quả Cảm, chia tay những gương mặt u sầu, tôi vẫn ám ảnh câu nói của y tá Xuân: “Có những người đến đây một mình, đến khi chết, họ cũng cô đơn một mình”.

 

“Bệnh phong do một loại trực khuẩn có tên mycobacterium lepra gây ra, mặc dù khoa học đã chứng minh, bệnh phong khó lây và không di truyền, nhưng đến nay, nhiều người dân vẫn còn mang nặng sự kỳ thị, tâm lý sợ lây bệnh, luôn tìm cách hắt hủi, xa lánh”.

Y tá Nguyễn Thị Xuân

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 1 phút trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 5 phút trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 25 phút trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 38 phút trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 5 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 7 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Top