Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lênh đênh đời ngư phủ (2): Sinh vì nghiệp, tử với nghề

Thứ tư, 16:01 24/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Có những chuyến ra khơi nặng đầy tôm cá nhưng cũng có những chuyến đi nhuốm màu tang tóc, đau thương.

 
Lênh đênh đời ngư phủ (2): Sinh vì nghiệp, tử với nghề 1

Sau tai nạn trên biển, ông Chức may mắn thoát chết, nhưng cơ thể ông giờ đây chằng chịt sẹo. Ảnh: QT

Biển khơi luôn là một ẩn số mà không phải bất cứ ai cũng có thể giải mã nổi, đặc biệt là những bất trắc, phía trước. Rất nhiều những cuộc ra đi không hẹn ngày gặp lại để người trên bờ đau đáu chờ mong.

Chín người đi, 4 người không về

“Nghề đi biển ngấm vào máu rồi. Bây giờ, không đi biển thì làm gì kiếm sống? Ở mảnh đất toàn cát này, ngoài đi biển ra dân tôi còn trồng lúa. Mỗi năm hai vụ. Một sào chưa được 2 tạ thóc. Lấy gì mà ăn? Biển dữ dội thật đấy, nghề đi biển nguy hiểm thật đấy, nhưng nếu thuận buồn xuôi gió, nghề này còn có thể nuôi sống cả gia đình 5 miệng ăn của tôi”.

Ông Hoàng Văn Chức, (Ngư dân xã Hải Ninh, Tĩnh Gia)

Ông Hoàng Văn Chức ở Hải Ninh (Tĩnh Gia) đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại tai nạn kinh hoàng trên biển hồi đầu năm nay. Lần đó, trong số 9 người lên thuyền ông Chức ra khơi, 4 người mãi mãi không trở về, những người còn lại hầu hết đều bị thương tật nặng nề. Ông Chức nhớ lại: “Khoảng 7 giờ tối, mấy anh em chúng tôi mới ăn cơm xong, đang ngồi trên boong tàu nghỉ ngơi uống nước thì có một tiếng nổ vang trời phát ra từ trong khoang lái. Tôi bị hất xuống nước rồi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm ở trên giường bệnh viện. Thật khủng khiếp, 4 anh em đã không còn”.

Trong cái vụ nổ định mệnh đó, đau lớn nhất là gia đình ông Phạm Văn Hồ. Cả ông Hồ và 2 con trai đã mất tích sau vụ nổ. Mãi sau, người ta mới tìm thấy một nửa thi thể ông Hồ, một bộ phận tử thi dính trong ống quần được xác định của con trai ông Hồ là anh Phạm Văn Hoài.

Ông Chức may mắn sống sót nhưng trên khắp cơ thể chằng chịt sẹo, đặc biệt ở mông, cánh tay và phần đầu bên phải. Từ chuyến đi định mệnh đầu năm đến nay, ông không còn đủ tự tin để bước lên thuyền nữa.

Thật ra, trong chuyến đi đau đớn đó, ông Chức chỉ là người làm thuê. Ông ngậm ngùi bảo, mỗi chuyến lênh đênh trên biển kéo dài cả tuần lễ, có tháng đi biền biệt, hết chuyến này đến chuyến khác, nhưng thu nhập cũng chỉ vài ba triệu bạc. “Tính công theo sản phẩm, có tháng được 5 triệu, nhưng cũng có những lúc phải bù lỗ. Tính trung bình chỉ được vài ba triệu/tháng”, ông Chức nói. Hơn 30 năm đi biển làm thuê, ông Chức bảo chẳng thể nhớ hết những tai nạn trên biển mà mình phải hứng chịu. Ông kể: “Năm 2007, trong trận bão tôi cũng bị sóng đánh chìm tàu, rồi trôi dạt vào bờ, may mà ngư dân gần đó cứu được, một số người khác không được may mắn như tôi”. Lão ngư này chưa quên được trường hợp anh Hường trong lúc kéo lưới bị rắn biển cắn trúng cổ tay, cả thuyền tức tốc vào bờ nhưng anh Hường đã ra đi mãi mãi...

Đối mặt tàu lạ

Đời đi biển vui có, buồn có. Mọi khó khăn mà ngư dân gặp phải ngoài biển khơi, kể cả việc phải đánh đổi cả tính mạng, họ vẫn cười xòa. Khi chúng tôi hỏi: “Có bao giờ các anh gặp tàu lạ không? Nếu gặp thì sao?”. Thuyền trưởng Nguyễn Hải Chính, người có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ thuộc hàng “lão làng” ở vùng biển Lạch Bạng, Tĩnh Gia, lặng im nhìn xa xăm ra biển hồi lâu rồi nói: “Có chứ, nhưng sợ gì chú, lãnh thổ của mình, mình khai thác. Nếu chúng đuổi mình bỏ chạy thì lần sau mình không còn trở lại biển được nữa”.

Ngồi bên cạnh lão ngư Nguyễn Hải Chính là anh Trịnh Bá Hoài (30 tuổi), thuộc lớp ngư phủ trẻ. Hoài kể, có lần tàu anh đang đánh bắt ở vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ thì bị tàu Trung Quốc áp đến xua đuổi. Các tàu này cắt bộ đàm, lấy sạch số hải sản mà cả ngư đội đánh được mấy ngày qua. Anh Hoài nói: “Ngay lúc chúng ngắt bộ đàm, anh em hoang mang lắm. Không biết hôm nay chúng cắt bộ đàm, trấn lột hải sản, ngày mai chúng sẽ làm gì nữa đây. Nhưng rồi nghĩ lại thấy chẳng việc gì mình phải sợ. Ít hôm sau, chúng tôi lại ra khơi”.

Mới tháng 3 vừa rồi, tàu cá mang biển kiểm soát TH90599TS, của thuyền trưởng Hoàng Văn Thảo, hành nghề câu mành ra khơi khai thác hải sản. Hồi 5 giờ 30 ngày 10/3, tàu của ông Thảo đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam thì bị tàu cá Trung Quốc đâm. Sau va chạm, tàu của ông Thảo bị đắm. Ông Chính bức xúc: “Đã đến lúc, những người đánh cá xa bờ phải liên kết lại với nhau thành một ngư đội ngoài khơi. Đoàn kết để có “đất” làm ăn, để góp phần bảo vệ chủ quyền biển. Với ngư dân, biển chẳng khác gì nhà”.

Đã 60 tuổi đời, giờ đây ông Chính không còn đi biển thường xuyên. Thỉnh thoảng ông lên thuyền cùng con cháu cho đỡ nhớ biển. Ông bảo “Phải tìm cách bảo vệ nhau, chứ không được phép sợ hãi. Nếu gặp sự gây hấn của “tàu lạ” thì khi đó không còn vấn đề cá nhân nữa, tài sản cần bảo vệ nhất trên tàu chính là lá cờ Tổ quốc”!

Nỗi nhớ biển

Miền quê nghèo này, hết lớp người này đến lớp người khác thay nhau bám biển. Cuộc sống tuy còn khốn khó nhưng ít người rời bỏ biển mà đi làm nghề khác. Đã bước qua sườn kia của cuộc đời nhưng ông Chính và những lão ngư khác vẫn chưa thôi nhớ nhung biển cả.

Ông Chính cho biết: “Tai nạn trên biển kể sao cho hết. Sau những trận lốc xoáy hay những lần không vớt được mẻ cá nào lại phải bù tiền dầu hàng chục triệu đồng, đã nghĩ đến chuyện không trở lại với biển nữa. Nhưng rồi, khi về nghỉ dăm bữa nửa tháng lại thấy nhớ biển, nhớ sóng ghê gớm. Không đi không chịu được, thế là lại ra khơi”. Tuổi ngày càng cao, sức lực đã hao mòn không cho phép là người đứng đầu con thuyền rẽ sóng ra khơi, ông nhường “chức” thuyền trưởng cho con trai và nghỉ ở nhà, nhưng trong những giấc ngủ chập chờn trong căn nhà bên chân sóng, lòng ông lại bồng bềnh nhớ biển. Những lúc không chịu nổi, ông lại lên tàu cùng con cháu ra với biển Đông.

Cũng lớn lên từ biển và gắn bó với những chuyến đi xa, anh Hoài cho biết nghiệp đi biển đối với anh như một truyền thống. “Đợt bị “tàu lạ” uy hiếp, vợ khuyên không nên đi biển nữa. Nhưng sau một thời gian ngắn làm phụ hồ, làm ruộng, việc gì cũng lóng ngóng, trầy trật không đâu vào đâu, chính vợ mình lại bảo, anh sinh ra chỉ để đi biển thôi”. Ước mơ của vợ chồng Hoài là sẽ góp tiền chung vốn đóng thuyền lớn để đánh bắt xa bờ. “Chỉ có làm chủ thuyền mới có thu nhập, chứ làm thuê trên biển thu nhập cũng phập phù lắm. Tuy biết việc chung vốn mua thuyền gặp khá nhiều rủi ro. Nhưng phải cố lên thôi. Đời cha, đời ông nghèo khổ rồi, đời mình phải thay đổi”, Hoài tâm sự.
Quang Thành
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 3 phút trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 1 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 1 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 2 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 3 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 3 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Top