Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Thứ tư, 10:42 02/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Người đàn ông 59 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ quaNgười đàn ông 59 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Trước khi nhập viện, nam bệnh nhân đau ngực, mỗi cơn đau kéo dài khoảng 30 phút. Điều tra bệnh sử được biết bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp may mắn được cứu sống

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, tuần qua các bác sĩ liên tiếp cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp. Sự nỗ lực cấp cứu, can thiệp đặt stent kịp thời của đội ngũ bác sĩ Tim mạch đã giúp các người bệnh thoát khỏi lằn ranh sinh tử, trở về trong niềm vui hạnh phúc của gia đình.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp - Ảnh 2.

Ảnh: BVCC

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân Lê Văn Nh. (43 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở nhiều. Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tiếp nhận cấp cứu với chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Sau khi hội chẩn từ xa với bác sĩ Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh nhân được nhanh chóng chuyển tuyến để tiếp tục điều trị.

Quá trình chuẩn bị chụp mạch vành kiểm tra, bệnh nhân đột nhiên rung thất liên tục và ngừng tim đột ngột. Ngay lập tức, các bác sĩ đã khẩn trương sốc điện ngoài lồng ngực giúp tim đập bình thường trở lại. Sau khi người bệnh ổn định, kíp can thiệp tiếp tục đặt stent để tái thông lòng mạch bị hẹp tắc, khôi phục tưới máu cho cơ tim. Nhờ cấp cứu ngưng tim và can thiệp kịp thời, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

Một trường hợp đặc biệt khác được chuyển từ đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn là ông Bùi Văn Đ. (75 tuổi). 12 giờ trước khi vào viện, ông đau tức ngực trái, đau lan lên vai trái kèm khó thở từng cơn. Cấp cứu tại Trung tâm Y tế Vân Đồn, nhận định tình trạng nhồi máu cơ tim cấp trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), các bác sĩ hội chẩn cấp cứu từ xa và nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục điều trị.

Vừa nhập viện, ông Đ. đột ngột co giật, rung thất và ngừng tim. Chụp mạch kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước đoạn 2, nhồi máu cơ tim cấp thành trước rộng biến chứng rối loạn nhịp tim trên nền bệnh COPD.

Trường hợp cao tuổi nhất là ông Đoàn Văn Ch. (81 tuổi) ở TP Cẩm Phả. Bệnh nhân ở nhà xuất hiện cơn đau ngực sau xương ức, đau lan ra sau lưng và lên vai hai bên, kèm theo khó thở. Cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, ông bất ngờ rung thất, ngừng tim ngay trong lúc cấp cứu. Kết quả chụp động mạch vành cho thấy tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước đoạn 1 cùng với tình trạng hẹp tắc nặng trên 50% các mạch khác.

Xúc động sau cơn thập tử nhất sinh, bệnh nhân Lê Văn Nh. chia sẻ: "Cơn đau dữ dội như bóp nghẹt trái tim tôi, khi cấp cứu tôi mất ý thức hoàn toàn. Khi tỉnh lại, tôi thấy các bác sĩ vẫn đang túc trực cứu chữa, lúc đó tôi mới hiểu mình vừa bước qua cửa tử. Điều đó khó mà diễn tả, cảm ơn các bác sĩ đã trao cho tôi một cuộc đời thứ hai".

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp - Ảnh 3.

Bệnh nhân ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp được sốc điện cấp cứu thành công. Ảnh: BVCC

Cảnh giác với dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Trần Quang Định, Trưởng khoa Phẫu thuật và Can thiệp Tim mạch, cho biết: "Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, song nhờ theo dõi sát sao, chúng tôi đã lập tức phát hiện bệnh nhân bị ngừng tim, thực hiện sốc điện, ép tim ngoài lồng ngực ngay thời điểm đó để khôi phục nhịp tim bình thường. Sau khi ổn định, êkip tiến hành can thiệp tái thông động mạch vành giúp bệnh nhân hết đau tức ngực, hồi phục tốt. Đây là yếu tố quan trọng giúp người bệnh ngừng tim thoát khỏi nguy kịch, phục hồi tốt mà không để lại biến chứng nguy hiểm.

Sự phối hợp hội chẩn từ xa xuyên suốt giữa các đơn vị y tế trong toàn ngành đã mang đến những hiệu quả rõ rệt, giúp xử trí nhanh chóng và chính xác các ca bệnh khó, nguy kịch, qua đó phát huy hiệu quả của công tác tuyến".

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng nguy hiểm, xảy ra đột ngột, đe dọa tính mạng. Phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời giúp tăng cơ hội sống, giảm biến chứng. 

Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chú ý các dấu hiệu điển hình: Đau thắt ngực dữ dội, cảm giác bóp nghẹt vùng ngực kéo dài, đau lan lên tay, hàm, lưng, kèm khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt. Một số trường hợp không đau ngực nhưng có triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn tri giác.

Khi xuất hiện dấu hiệu, cần dừng ngay hoạt động, nghỉ ngơi tại nơi thoáng và báo cho người xung quanh. Nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có năng lực cấp cứu gần nhất. Nếu người bệnh ngừng thở, cần ép tim ngoài lồng ngực liên tục đến khi nhân viên y tế có mặt.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 25 phút trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Top