Hà Nội
23°C / 22-25°C

Linh Nga thành công, cha con tôi cùng "trả giá"

Thứ tư, 11:45 11/03/2009 | Gia đình

Giadinh.net - Dù thỉnh thoảng cũng bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại của công việc mà NSƯT Đặng Hùng phải trả lời, nhưng cũng có rất nhiều khoảnh khắc cảm xúc trào dâng, người cha Đặng Hùng như ngẩn ra, nghẹn ngào và tràn đầy tình cảm khi nói về con, về quyết định “liều lĩnh” cho con đi du học quá sớm và sự được mất, kể cả sự “trả giá” của cả hai cha con anh.

Giờ đây Linh Nga đã trưởng thành và đạt kết quả xuất sắc trong học tập, nhớ lại anh thấy điều gì là lý do lớn khiến anh quyết định để Linh Nga, khi ấy mới 12 tuổi, một mình học tập tại xứ người?

Lý do lớn nhất và duy nhất là vì chúng tôi muốn Linh Nga nối nghiệp cha mẹ. Chúng tôi đã theo đuổi nghệ thuật múa mấy chục năm, trải qua muôn vàn khó khăn, niềm đang mê ấy khiến chúng tôi quyết định phải có người nối nghiệp và theo đuổi, khám phá thêm về nghệ thuật múa của Trung Quốc vốn cực kỳ nổi tiếng trên thế giới và mang nó về Việt Nam, làm phong phú thêm múa Việt.

Nhưng nghe nói lúc nhỏ Linh Nga không hề thích múa, như vậy có phải anh đã làm điều ngược lại với cách giáo dục hiện nay là để con mình phát triển tự nhiên năng khiếu và sở thích?

Đúng là ban đầu thì vậy. Năm cháu được 5 tuổi, tôi cho cháu làm quen với múa bằng cách cho cháu đến học chỗ NSƯT Kim Quy vào những buổi chiều sau giờ học hoặc những ngày cuối tuần tùy theo thời gian rảnh của cô Kim Quy. Cháu lúc đó chưa có cảm giác thích múa, nhưng tôi cho rằng quan trọng là mình hướng dẫn cháu dần dần, không có năng khiếu mới là cái đáng sợ đối với những ai theo nghệ thuật. Chính vì thế, chúng tôi truyền niềm yêu thích múa một cách từ từ cho Linh Nga.
 
Đến năm 1995 khi vợ chồng tôi chính thức mở lớp múa Những ngôi sao nhỏ thì Linh Nga dường như đã bắt nhịp rất tốt, cháu bắt đầu say mê môn múa. Năm 1998, khi được 12 tuổi, Linh Nga nhận được học bổng sang học tại trường múa Quảng Đông Trung Quốc cùng với Thùy Chi, con gái của Nhà giáo Ưu tú Kim Dung.
 

Linh Nga bên cha mẹ.

Tình cảm cha – con giữa anh và Linh Nga như thế nào khi hai cha con xa cách hàng chục năm trời như thế?

Trong suốt thời gian ấy, chúng tôi sang thăm cháu được khoảng 7 tuần, chủ yếu vào những khi đi biểu diễn ở Trung Quốc và những lần sang dự lễ tốt nghiệp hoặc biểu diễn của con. Còn lại thì chúng tôi liên lạc với cháu qua điện thoại, từ khi có điện thoại Internet thì cha con tôi trò chuyện hầu như mỗi ngày vào buổi tối.

Nhiều người nói rằng chúng tôi quá cứng rắn khi cho con đi học từ khi còn quá nhỏ và múa thì có nhiều nơi để học sao phải chọn Trung Quốc là nơi đào tạo tốt nhưng lại quá khắc nghiệt, kỷ luật. Nhưng tôi vẫn kiên quyết chọn con đường ấy cho con mình. Tôi thương con lắm chứ. Cháu sinh ra thiếu tháng, được có 2kg, phải nằm lồng kính hơn 1 tháng trời, đến khi cháu ra viện tôi mới được nhìn mặt cháu. Đều đặn trong những ngày đó, tôi chăm chỉ nấu cháo cho vợ ăn để có sữa cho con bú, bao nhiêu cảm xúc mãnh liệt của người bố mới có con gửi cả vào đấy.
 
Theo quy định của bệnh viện, chỉ có một mình Vương Linh được vào thăm con ngày 2 lần để cho cháu bú, cữ sáng và cữ tối, sau đó thì vắt sữa để lại để y tá cho bú. Dường như số phận Linh Nga ngay từ khi còn bé đã rèn cháu trở thành một con người tự tin, độc lập và cứng cỏi.

Linh Nga một mình đi học ở nước ngoài, lại đang trong tuổi đang lớn, rất cần sự quan tâm của cha mẹ, vậy anh có những nỗi lo gì khi để cháu một mình học nơi xứ người?

Lúc đi sang Trung Quốc, Linh Nga còn xỏ tất ngược, nghĩa là cháu còn nhỏ dại biết chừng nào. Vốn đang quen được sống trong tình yêu thương và chăm sóc của cả gia đình nội ngoại, lúc ra đi, Linh Nga trông rất ngơ ngác, con vẫn chưa hiểu hết về quyết định lúc ấy của bố mẹ.
 
Chúng tôi phải giấu nỗi buồn vào trong, tất cả những gì Linh nga thấy ở bố mẹ lúc đó là sự vui mừng và hãnh diện vì con được đi học nước ngoài, coi đó là niềm vui chứ không phải là sự bắt buộc. Sang đến nơi, nhìn thấy con được phát một cái bát sắt để ăn cơm, tôi nghĩ ngay đến cảnh của vợ chồng tôi khi xưa… Học múa gian khổ các bạn ạ.
 
Tình cảnh của Linh Nga lúc đó, phải ở trong một môi trường hà khắc, kỷ luật như quân đội, chác chắn sẽ khó khăn nhiều với một cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi như Linh Nga. Tuy nhiên điều an ủi là về vật chất thì cháu no đủ, chỉ có khó khăn lớn nhất là xa quê hương, xa vòng tay của bố mẹ. Lúc về, trên máy bay, mẹ Linh Nga khóc suốt vì thương và nhớ con, còn tôi cũng cố nuốt nước mắt vào trong, giờ nhắc lại tôi vẫn còn nghèn nghẹn.
 
Sau đêm thành công của "Vũ".
 
Quyết định đó cuối cùng đã đem lại cho cha con anh sự thành công, nhưng chắc chắn cũng lấy đi nhiều điều?

Chúng tôi đã đi đúng hướng. Trung Quốc đào tạo rất tốt, tôi nghĩ con mình có vất vả, nhưng theo đuổi nghệ thuật, nhất là nghệ thuật múa thì làm gì có sự nhẹ nhàng, an nhàn, thành công nào cũng có cái giá của nó cả. Cái trả giá của tôi là tiền bạc, là tình cảm cha con thiếu thốn.

Trong suốt những năm đó, mọi chi tiêu của chúng tôi đều phải thắt lưng buộc bụng, mọi tiền bạc làm ra chỉ để tập trung vào việc mua vé máy bay sang thăm con và cho con về thăm gia đình. Những lần qua thăm ngắn ngủi, khi đưa cháu về trường để bố mẹ ra sân bay về nước, cuộc chia tay cứ bịn rịn, Linh Nga dường như có cảm giác lại phải trở về với lịch tập luyện thường ngày, lại phải vào chế độ hà khắc dành cho diễn viên múa, lại phải xa bố mẹ cả năm trời… nên cháu cứ quấn quít bố mẹ mãi, sợ giây phút chia tay. Giữa đêm mà hai mẹ con đứng ôm nhau khóc như mưa, còn tôi thì đứng ở đằng xa, cố nén tình cảm của mình lại… Những phút chia tay như thế chắc chắn chúng tôi sẽ không thể nào quên. Còn Linh Nga cũng phải “trả giá” vì cháu phải sớm vào kỷ luật sắt ở độ tuổi hồn nhiên, cuộc sống khép kín chỉ biết có luyện tập và luyện tập, sau giờ học chỉ ở trong trường, ít có cuộc sống bên ngoài.
 
Chắc hẳn anh cũng có những nỗi lo về con gái chứ, cha mẹ nào mà chẳng vậy?
 
Đúng là ở lứa tuổi của Linh Nga lúc đó thì cha mẹ dễ có những lo lắng. Cháu đã bắt đầu thay đổi, trở thành một thiếu nữ, bắt đầu biết rung động. Nhưng khi học ở Trung Quốc, chế độ quản lý khá nghiêm ngặt, nam nữ ở riêng, giờ giấc luyện tập thì nhiều và luôn được bố mẹ động viên nhắc nhở nên Linh Nga tuân thủ rất tốt. Tôi rất yên tâm về con, còn những nỗi lo lắng, thì cha mẹ có đến già cũng không bao giờ hết lo cho con mà.
 
Linh Nga và em trai.
 
Nhưng Linh Nga đã lớn, đang ở tuổi yêu, cháu có bao giờ tâm sự với anh? Bây giờ cháu đã trưởng thành, anh còn nỗ lo gì khác không? Nhất là khi Linh Nga đã trưởng thành trong môi trường ít giao tiếp xã hội và kinh nghiệm sống, chỉ quanh quẩn với trường lớp?
 
Linh Nga hầu như không tâm sự chuyện này với tôi. Nhưng bằng những cuộc trò chuyện thường xuyên của hai cha con, dù cháu không nói cụ thể nhưng tôi biết là cháu cũng có thích ai đó ở chỗ này, chỗ khác.
 
Cách đây không lâu, tôi có đọc được một bài báo trong đó Linh Nga tâm sự rằng có một thời gian cháu rất buồn, cô đơn, khát khao một bờ vai rộng để dựa vào… Tôi cho rằng chuyện đó rất bình thường, đã đến lúc sự phát triển về giới tính dần đến một cách tự nhiên… Nhưng tôi hoàn toàn tin vào con gái bởi cháu đã tự lập và biết cách giải quyết vấn đề cũng như các mối quan hệ của mình một cách tốt nhất.
 
Anh chị còn có một cậu con trai, cháu chắc là không đi theo môn múa của bố mẹ?

Con trai tôi tên là Đặng Hùng Minh, năm nay cháu 13 tuổi, cháu cao to và chỉ đặc biệt thích môn võ. Tôi cũng không hướng cháu theo nghề múa bởi vì một mình Linh Nga đã quá vất vả rồi.

Hải My
 
GIA ĐÌNH SAO
 
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mệt mỏi khi sống chung với chị chồng vừa mới ly hôn

Mệt mỏi khi sống chung với chị chồng vừa mới ly hôn

Gia đình - 6 giờ trước

Chị chồng tôi vừa ly hôn được 3 tháng và đưa 2 con về sống cùng bố mẹ và vợ chồng tôi. Cuộc sống gia đình tôi cũng từ đây mà nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn.

Đại học Harvard: Những người hạnh phúc ở tuổi trưởng thành thường có chung 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ

Đại học Harvard: Những người hạnh phúc ở tuổi trưởng thành thường có chung 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

GĐXH - Những đứa trẻ nào có khả năng sống hạnh phúc hơn khi lớn lên? là câu hỏi mà các chuyên gia đến từ Đại học Harvard đã nỗ lực suốt 75 năm để tìm câu trả lời.

Đại học Harvard: 4 thói quen sinh hoạt thường có ở những đứa trẻ IQ cao

Đại học Harvard: 4 thói quen sinh hoạt thường có ở những đứa trẻ IQ cao

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

GĐXH - Những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời và bồi dưỡng thêm cho con.

Mẹ già qua đời, 3 con trai nghe đọc di chúc đều chết lặng: không ai được thừa kế 1 đồng

Mẹ già qua đời, 3 con trai nghe đọc di chúc đều chết lặng: không ai được thừa kế 1 đồng

Gia đình - 13 giờ trước

Biết di chúc mẹ mình để lại, cả 3 đều xấu hổ và không dám quay lại về làng.

Chú rể ở Bình Định có hành động lạ khiến dân tình phải thốt lên 'chưa thấy đám cưới nào như thế'

Chú rể ở Bình Định có hành động lạ khiến dân tình phải thốt lên 'chưa thấy đám cưới nào như thế'

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một chú rể ở Bình Định với chiếc rạp đám cưới độc nhất vô nhị. Thay vì làm rạp cưới bằng hoa như bao đám cưới khác, chú rể đã thiết kế chiếc rạp cưới bằng rau, củ, quả khiến ai nấy đều bất ngờ.

4 cung hoàng đạo có duyên buôn bán, sờ đến mảng kinh doanh nào là trúng đậm mảng đấy

4 cung hoàng đạo có duyên buôn bán, sờ đến mảng kinh doanh nào là trúng đậm mảng đấy

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này thường gặp được cơ hội làm ăn khá lý tưởng hoặc khách hàng rất dễ tính, nhờ thế mà mọi sự diễn ra vô cùng thuận lợi.

Mẹ già qua đời, 2 anh em về chia tài sản thì phát hiện 175 triệu đồng và một mảnh giấy: Kết quả không ai muốn nhận tiền

Mẹ già qua đời, 2 anh em về chia tài sản thì phát hiện 175 triệu đồng và một mảnh giấy: Kết quả không ai muốn nhận tiền

Gia đình - 19 giờ trước

Anh em ruột thịt nhưng đứng trước số tài sản mẹ để lại, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng họ phải nhờ đến pháp luật để chia tài sản.

Bữa cơm chiều và lời nhắc nhở 'định mệnh' của người hàng xóm khiến bà mẹ truyền thống thay đổi hoàn toàn cách dạy con

Bữa cơm chiều và lời nhắc nhở 'định mệnh' của người hàng xóm khiến bà mẹ truyền thống thay đổi hoàn toàn cách dạy con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Kỳ vọng duy nhất của bà đối với 3 đứa trẻ là: Mẹ có mệt mỏi đến đâu cũng không sao, miễn là các con có thể học tập chăm chỉ. Nhưng người hàng xóm đã chỉ ra sai lầm trong cách dạy dỗ này của cô.

Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay

Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay

Gia đình - 1 ngày trước

3 con trai của ông cụ này đinh ninh mình sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà cha để lại. Song thực tế mọi chuyện lại chẳng như vậy.

Top