Live stream với giáo sư: Phòng ngừa suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Suy thận mạn là bệnh tổn thương chức năng thận mạn tính, do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất.
Để hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường, vào lúc 14h00 ngày 01/06/2017, Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h (https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn) sẽ diễn ra live stream (phát trực tiếp) với sự tham gia của PGS.TS.BSCKII.TRẦN ĐÌNH NGẠN - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103. Chủ đề chương trình lần này là: “Phòng ngừa suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường”. Để được tư vấn, quý bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc theo dõi buổi live stream.
Tại sao đái tháo đường gây suy thận?
Thận của chúng ta rất “nhạy bén”, nó biết phân biệt chất cặn bã và độc tố để đào thải ra ngoài qua nước tiểu, đồng thời giữ lại các thành phần quan trọng với cơ thể như: protein cũng như nhiều chất hữu ích khác. Quá trình này giúp kiểm soát lượng nước, muối, axit và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể.
Bình thường, máu chảy vào thận thông qua các động mạch thận, trong đó có vô vàn những mạch máu li ti và cuối cùng tập trung tại các búi nhỏ gọi là tiểu cầu. Ở bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến các mao mạch tại thận bị tổn thương, khiến lớp lót trong cùng của mạch máu trở nên dày lên và dần bị biến dạng, làm cản trở khả năng lọc máu. Ngoài nguyên nhân trên, việc đường huyết tăng cao, khiến thận phải làm việc ngày đêm, lâu dần thận sẽ trở nên suy yếu.
Suy thận có thể là hậu quả của tăng huyết áp, nhưng nó cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp ở người mắc bệnh đái tháo đường. Bởi vì, thận ngoài nhiệm vụ lọc máu, còn sản sinh ra một số hormon đóng vai trò kiểm soát huyết áp. Do đó, những người đái tháo đường bị suy thận luôn luôn đi kèm với huyết áp tăng cao.

Ở giai đoạn nặng, thận bị mất hoàn toàn chức năng, dẫn đến nồng độ các chất độc hại trong cơ thể tăng cao, từ đó đe dọa đến tính mạng và người bệnh bắt buộc phải được điều trị bằng cách lọc máu hay ghép thận. Nhưng ghép thận không đơn giản. Vì việc tìm kiếm thận phù hợp không dễ, hơn nữa, cơ thể bạn vẫn có thể bị đào thải quả thận mới này.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh suy thận do đái tháo đường?
Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp chính là mục tiêu tiên quyết giúp bảo vệ trái tim, não bộ, đôi mắt, dây thần kinh và cả quả thận của bạn. Do vậy, khi bị đái tháo đường, người bệnh cần dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ để đường huyết trở về mức bình thường.
Thay đổi lối sống bằng cách không hút thuốc, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống cũng là cách cần thiết giúp bảo tồn chức năng thận.
Ngoài ra, để phòng ngừa, cải thiện biến chứng suy thận do đái tháo đường, bạn nên kết hợp sử dụng thêm một số giải pháp như dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó, điển hình là sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ... Sản phẩm này giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận; hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận; ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nguy cơ như: đái tháo đường, sỏi thận,...
Để hiểu rõ hơn về phương pháp phòng ngừa suy thận do bệnh đái tháo đường, với sự tư vấn của PGS.TS Trần Đình Ngạn, có nhiều cách thức tham gia chương trình cho bạn lựa chọn:
1. Theo dõi và đặt câu hỏi trực tiếp (live stream) trên Fanpage chính thức của chương trình: https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn từ 14h00 - 15h00 ngày 01/06/2017.
2. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 15h00 - 16h00 ngày 01/06/2017 tại website: tuvansuckhoe24h.com.vn.
2. Đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
3. Cung cấp cho chương trình số điện thoại cầm tay của bạn và tóm tắt câu bạn muốn hỏi để có cơ hội được kết nối trực tiếp với PGS.TS Trần Đình Ngạn.

PGS.TS.BSCKII.TRẦN ĐÌNH NGẠN - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim - Thận - Khớp- Nội tiết Bệnh viện Quân y 103 là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Nội khoa (Nội tổng hợp, Nội tiết – Đái tháo đường, Tiêu hóa,…). Với những đóng góp của mình, Phó Giáo sư Trần Đình Ngạn đã vinh dự được nhận Huân chương vì sự nghiệp Khoa học, Huân chương vì sự nghiệp giáo dục do Nhà nước trao tặng. |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!
Mi Anh

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 9 phút trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.