Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lo ngại quy định về ly thân càng làm “hỏng” gia đình

Thứ tư, 08:01 28/05/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Chế định ly thân lần đầu tiên xuất hiện trong dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu thống nhất là không cần bổ sung vào Luật, tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 27/5.

Lo ngại quy định về ly thân càng làm “hỏng” gia đình 1

Chế định ly thân được cho là không phù hợp với điều kiện gia đình người Việt Nam. Ảnh: TL

 
Chưa bức xúc

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), bà Trương Thị Mai - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Đây là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm đóng góp với 2 luồng ý kiến khác nhau. Tán thành hoặc không tán thành với việc bổ sung chế định ly thân... Tại kỳ họp trước, dự án này đã nhận được 158 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 24 ý kiến phát biểu tại hội trường và 5 ý kiến góp ý bằng văn bản”.

Tại kỳ họp này, bà Trương Thị Mai thông tin, việc xem xét chế định ly thân cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố như sự phù hợp với truyền thống, văn hóa Việt Nam, khả năng lợi dụng vấn đề ly thân để tẩu tán tài sản, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn gia đình, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em... “Thực tế cuộc sống cho thấy, vấn đề này chưa phải là vấn đề gây bức xúc trong xã hội cần phải giải quyết vì những hậu quả có thể xảy ra nếu không quy định trong dự thảo Luật. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc không bổ sung chế định ly thân trong dự thảo Luật”, bà Trương Thị Mai cho biết.

Theo báo cáo tổng kết ý kiến ở kỳ họp trước, các đại biểu còn đề nghị quy định rõ ràng hơn về quyền yêu cầu ly thân, căn cứ giải quyết ly thân, hậu quả pháp lý của ly thân, thời hạn ly thân, thủ tục ly thân, chấm dứt ly thân. Tuy nhiên, tại phiên thảo luận chiều qua, hầu hết đại biểu đã tán đồng với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc không bổ sung chế định đặc biệt này và cũng cho rằng nếu làm như vậy thậm chí còn làm các gia đình dễ đổ vỡ hơn.
 
Trái truyền thống văn hóa

Góp ý tại hội trường, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) phát biểu: “Không nên bổ sung quy định về ly thân vào dự thảo Luật. Điều này không chỉ trái với truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình người Việt Nam mà còn làm tăng thêm mâu thuẫn, căng thẳng trong các gia đình”. Theo bà Xuân, ly thân là quá trình mà các cặp vợ chồng tìm cách để giải quyết mâu thuẫn và sau đó họ có thể hàn gắn hạnh phúc, nếu quá trình này lại vướng mắc với luật pháp thì có thể làm cho tình hình càng xấu đi.

Đại biểu Khúc Thị Duyên (Thái Bình) thậm chí còn cho rằng các quy định về ly thân giống như hình thức bạo lực về tinh thần , ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình Việt Nam. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng ủng hộ mạnh mẽ việc bỏ chế định này theo như lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với ly hôn, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc mở rộng đối tượng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn để tránh lợi dụng; đề nghị bỏ điều kiện “là nạn nhân của bạo lực gia đình”; bổ sung quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian nhờ mang thai hộ và sinh con theo phương pháp khoa học. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc mở rộng đối tượng với những điều kiện chặt chẽ sẽ tránh được sự lợi dụng khi ly hôn; việc quy định điều kiện “là nạn nhân bạo lực gia đình” là cần thiết trong hoàn cảnh này để bảo vệ nạn nhân bằng việc cho phép ly hôn. Đối với việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn, dự thảo Luật đã quy định các trường hợp phụ nữ và trẻ em cần được bảo vệ.
 
Các ý kiến về mang thai hộ

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa): “Mang thai hộ vẫn ẩn chứa yếu tố thương mại. Nếu chưa đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật thì chưa nên quy định vào Luật. Chỉ người có điều kiện mới làm được, gây phân biệt giàu nghèo”.

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông): “Có nên đưa quy định về mang thai hộ vào trong dự thảo Luật chưa, hay tạm thời gác lại để nghiên cứu tiếp? Thực tế nhu cầu mang thai hộ đã thành phổ biến, đã đủ nhiều để cần luật điều chỉnh chưa? Ý nghĩa nhân đạo đối với cha mẹ nhờ mang thai hộ đã rõ, nhưng ý nghĩa nhân đạo với đứa trẻ được sinh ra sẽ ra sao? Đứa trẻ sẽ như thế nào nếu sống trong điều kiện phức tạp như thế?”.

Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên): “Đồng tình với quy định về mang thai hộ. Tuy nhiên, nên bổ sung quy định trong trường hợp không có người thân thích cùng hàng để mang thai hộ thì có thể nhờ người khác, miễn là không có mục đích thương mại”.

Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận): “Liệu có bao nhiêu người chồng đồng ý ký đơn cho vợ mình mang thai hộ người khác? Có bao nhiêu phần trăm những người vô sinh hiếm muộn có nhu cầu nhờ mang thai hộ? Nếu chưa có câu trả lời thỏa đáng thì cần thêm thời gian để nghiên cứu kỹ, khoa học”.
 
Tập quán trong kết hôn
 
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương): “Áp dụng tập quán sẽ phá vỡ tính thống nhất của luật, khó xác định phong tục tập quán nào là phù hợp với 54 dân tộc khác nhau, nhất là khi hôn nhân đó gặp vướng mắc về pháp luật. Sẽ không đảm bảo sự bình đẳng về luật pháp giữa các dân tộc”.

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa): “Áp dụng tập quán trong Luật Hôn nhân và gia đình sẽ thể hiện được sự tôn trọng, bảo tồn, phát huy phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các tập quán có tính ràng buộc rất cao, được đồng bào dân tộc coi trọng không kém gì pháp luật”.
 
Giải quyết hậu quả sống chung giữa người đồng giới
 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đề nghị bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành và chuyển quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” tại khoản 1, Điều 16 sang quy định về điều kiện kết hôn (khoản 2, Điều 8). Đồng thời, bỏ Điều 16 (quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính) và các nội dung liên quan tại Điều 130 (về chung sống giữa những người cùng giới tính có yếu tố nước ngoài) để phù hợp với quy định tại Điều 8.
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 4 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Top