Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng trong vườn nhà để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả

Chủ nhật, 07:54 29/11/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Loài cây nghe cái tên đã lạ, sách thuốc cũng chẳng ghi tên cây này nhưng đàn ông vùng cao yêu vợ thì nhiều người biết. Có anh hài hước chia sẻ tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được.

Các ông chồng vùng cao rất yêu vợ, anh nào cũng trồng cả bụi to loại cây này trong vườn nhà để chữa bệnh. Có anh ngại thì trồng ở xa rồi đánh dấu đường đi để đỡ quên. Có anh tối nào cũng sắc sẵn một nồi cho cho vợ ngâm... Có anh hài hước chia sẻ rằng "yêu vợ nên tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được".

Ở vùng cao, vùng trồng dược liệu cả ở Việt Nam và Trung Quốc có tới 80% phụ nữ hay dùng một thứ cây mà bà con gọi là "cây phụ khoa". Rất nhiều bà con dân tộc không biết tên thật của nó, chỉ miêu tả là cây đó đắng lắm, thơm lắm, lá trắng trắng... dùng hiệu quả lắm.

Phụ nữ nói chung rất hay mắc bệnh tế nhị, hay tái phát, nhất là khi giao mùa, nồm ẩm, mưa dầm gió bấc. Các thầy thuốc chữa bệnh khó nói của chị em một đợt cũng hơn chục ngày, có khi chữa hoài không khỏi phải dùng kinh nghiệm dân gian để chữa trị.

Trong khi chị em dân tộc vùng cao làm việc vất vả, giữ vệ sinh kém hơn phụ nữ dưới xuôi, mưa dầm gió bấc, lạnh lẽo nhiều hơn, thậm chí còn thiếu thốn nguồn nước, không có nhiều đồ lót, băng hay bỉm vệ sinh... nhưng chả mấy khi các bác sĩ phải chữa trị bệnh phụ khoa cho bà con.

Đó là nhờ họ dùng cây chữa bệnh phụ khoa, nhưng đó không phải tên của nó, trong sách y học truyền lại thì cây đó cũng không có tác dụng này. Cái hay trong y học dân gian là đặt tên cây theo tác dụng đồng bào kiểm chứng. 

Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng trong vườn nhà để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả - Ảnh 2.

Cây Cù đèn - loài cây đàn ông yêu vợ vùng cao rất hay trồng. Ảnh minh họa.

Thứ cây mà bà con gọi là cây phụ khoa chính là cây Cù đèn (còn gọi là Sâm Bắc bộ, Khổ sâm), mọc hoang ở nhiều nơi, có vùng còn trồng thành cây dược liệu, thu hái rễ, vỏ, lá quanh năm. Lá cây Cù đèn dùng tươi hay phơi khô đều được.

Xưa các thầy thuốc dùng cây Cù đèn để chữa ứ sản dịch sau sinh (gọi là máu sinh, sản dịch sau sinh, còn gọi là "máu nhà con", ứ dịch tử cung (do sản dịch kéo dài không dứt khiến nấm, vi khuẩn,… gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ, âm đạo)...

Ngày nay, các thầy thuốc dùng dự phòng sau khi sinh, sau nạo hút thai, phá thai bằng thuốc, hút điều hòa kinh nguyệt, dính tử cung, các bệnh sản hậu trong vòng 100 ngày sau khi sinh, hoặc tiểu phẫu ở bộ phận sinh sản…

Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng trong vườn nhà để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả - Ảnh 3.

Quả cây Cù đèn. Ảnh minh họa.

Cây Cù đèn Đông y quy vào kinh Đại tràng, kinh Can, có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, táo thấp, lợi niệu, tiêu viêm, sát trùng, sát khuẩn, trị mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt , táo bón, đau dạ dày, da vàng, kiết lỵ, viêm nhiễm tiết niệu… và bây giờ thêm tác dụng nữa trị các bệnh về phụ khoa.

Cây Cù đèn rất quen thuộc với các thầy thuốc Đông y. Về dược lý, Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thủy, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt sự tê đau... nhưng chỉ được áp dụng ở góc độ trị các bệnh về da, chữa dạ dày… Còn chữa phụ khoa thì rất mới, nhất là dùng bài thuốc ngâm chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả của các bác sĩ Đông y áp dụng gần đây.

Công dụng của cây Cù đèn được dùng và chỉ định và phối hợp như sau:

Rễ Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thuỷ, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt tê đau, chữa đau lưng, nhức xương thấp, cảm mạo 4 mùa, đau bụng.

Gỗ Cù đèn có khi được dùng thay rễ.

Có nơi phối hợp rễ, gỗ với các loại thuốc khác để nấu nước chữa bệnh về gan. Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ, quả và hạt làm thuốc trị rắn cắn. Vỏ dùng đắp ngoài bó trật xương, hay uống để trị bệnh đau gan.

Nhưng hạt và dầu hạt có tính tẩy mạnh và xem như là có độc.

Lá Cù đèn có tính kháng sinh, sát trùng, có nơi dùng đắp chữa rắn rết cắn.

Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng trong vườn nhà để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả - Ảnh 4.

Cây Cù đèn dùng được cả rễ, thân, lá làm thuốc. Ảnh minh họa.

Cách dùng dân gian của bà con vùng cao và các dân tộc thiểu số như sau:

- Lá Cù đèn non phối hợp với lá Đại bi, Dầu mè và Tầm gửi nấu nước tắm ghẻ. Buổi sáng, vừa ngủ dậy, lấy từng nắm lá thuốc đã nấu kỹ chà xát vào các nốt ghẻ..

- Sau khi sinh từ 7-10 ngày mới dùng (tối đa không được quá 20 ngày sau sinh) lấy 100 -150g, cho vào ba chén nước sắc còn 1 chén và uống 1 lần lúc bụng lưng (chỉ được dùng 1 lần).

- Dùng lá cây Cù đèn loại tươi tầm 50-100g, hoặc lá khô thì 100 - 200g. Rửa sạch rồi thả vào nồi nước đun sôi kỹ lấy nước đặc để dùng. Mỗi tối phụ nữ ngâm ít nhất 30-60 phút khi nước còn ấm nóng. Duy trì ngâm như vậy thì tất cả bệnh viêm nhiễm , nấm ngứa, đau rát, hoặc có khí hư… đều khỏi.

Chị em có thể trạng khỏe mạnh có thể ngâm duy trì để phần phụ luôn thơm sạch. Chị em sau sau sinh nở, mổ sinh, nạo hút thai... ngâm hàng ngày thì mọi khí huyết bẩn đều nhanh sạch, mau hồi phục phần phụ và khỏe mạnh.

Th.s BS Hoàng Kỳ

(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia chỉ rõ ăn bánh su kem nguy hiểm như thế nào nếu không được bảo quản đúng cách?

Chuyên gia chỉ rõ ăn bánh su kem nguy hiểm như thế nào nếu không được bảo quản đúng cách?

Sống khỏe - 14 phút trước

GĐXH - Với bánh su kem, sau khi bơm đẩy kem vào trong vỏ mà không cần nướng hay thanh trùng lại, điều này đồng nghĩa nguy cơ vi sinh vật xâm nhập vẫn còn, có thể phát triển và sinh ra độc tố trong bánh.

Ăn thêm 5 thực phẩm để tăng cường miễn dịch khi giao mùa

Ăn thêm 5 thực phẩm để tăng cường miễn dịch khi giao mùa

Sống khỏe - 1 giờ trước

Có nhiều thực phẩm tự nhiên giúp cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch mà chúng ta có thể tận dụng.

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần và biện pháp để hỗ trợ cải thiện

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần và biện pháp để hỗ trợ cải thiện

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hỏi: Tôi năm nay 55 tuổi, khoảng 6 tháng trở lại đây tôi thường xuyên đi tiểu về đêm, có đêm đi 5-6 lần, ban ngày cũng thường xuyên căng tức bụng, phải đi tiểu nhiều lần.

Những cô gái mình dây, hay đau bụng dưới nên nghĩ đến bệnh hiếm gặp này

Những cô gái mình dây, hay đau bụng dưới nên nghĩ đến bệnh hiếm gặp này

Y tế - 2 giờ trước

Đau bụng dưới nhiều năm, đặc biệt đau vào mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, một cô gái trẻ được phát hiện mắc hội chứng kẹp tĩnh mạch thận hiếm gặp

Ăn gì tốt cho tim mạch và hạ huyết áp?

Ăn gì tốt cho tim mạch và hạ huyết áp?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nặng nề. May mắn là lối sống và chế độ ăn lành mạnh có thể góp phần quan trọng giúp ngăn ngừa và kiểm soát căn bệnh này.

Life-Space Probiotics "bắt tay" cùng chuỗi Pharmacity - mang sản phẩm men vi sinh Úc chất lượng tiếp cận người tiêu dùng Việt

Life-Space Probiotics "bắt tay" cùng chuỗi Pharmacity - mang sản phẩm men vi sinh Úc chất lượng tiếp cận người tiêu dùng Việt

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trong tháng 10, Life-Space Probiotics và Pharmacity đã ký kết hợp tác chiến lược để mang đến cho người tiêu dùng tại Việt Nam những sản phẩm men vi sinh uy tín. Hợp tác này tạo ra cơ hội tuyệt vời để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mọi người.

Tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc hàng loạt tại đêm tiệc Trung thu

Tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc hàng loạt tại đêm tiệc Trung thu

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Các chuyên gia y tế đã thống nhất và nhận định đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt, có diễn biến phức tạp và khó nhận biết hơn so với các trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt thường xảy ra tại các trường học trước đây.

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản cần bỏ ngay những thói quen khiến bệnh nặng hơn

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản cần bỏ ngay những thói quen khiến bệnh nặng hơn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng. Ăn uống không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ trào ngược khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thông tin mới nhất vụ bé 6 tuổi tử vong nghi ngộ độc do ăn bánh su kem trong đêm Trung thu

Thông tin mới nhất vụ bé 6 tuổi tử vong nghi ngộ độc do ăn bánh su kem trong đêm Trung thu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - "Đây là chuyện lớn, công an đang trong quá trình mở rộng điều tra theo nhiều hướng khác nhau", ông Nguyễn Vũ Hùng - Trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm Công ty CP Bánh Givral cho biết.

Cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách? Thực tế không có nhiều bà mẹ cho con uống nước đúng cách trong khi nước rất cần thiết cho cơ thể.

Top