Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại chất độc mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, nấu chín cũng không thể tiêu diệt hóa ra luôn tồn tại ở 4 món đồ này trong bếp nhà bạn

Thứ ba, 11:43 30/06/2020 | Sống khỏe

Loại nấm mốc gây ung thư thường xuất hiện ở 4 món đồ này trong bếp, bạn cần vứt nó đi trước khi quá muộn.

Gian bếp là nơi bạn nấu những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho gia đình, là nơi cả nhà cùng quây quần thưởng thức những mâm cơm ấm nóng. Nhưng bạn có biết rằng, trong căn bếp của nhà bạn có khoảng 300 loại mycotoxin hay còn gọi là độc tố nấm mốc mà bạn có thể tiếp xúc. Hầu hết chúng đều không gây hại, tuy nhiên trong đó có một loại nấm mốc cực độc mang tên gọi: Aflatoxin .

Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 - là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người.

Loại chất độc mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, nấu chín cũng không thể tiêu diệt hóa ra luôn tồn tại ở 4 món đồ này trong bếp nhà bạn - Ảnh 1.

Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1.

Theo WHO, aflatoxin sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus. Khi quan sát bằng mắt thường, nấm aspergillus thường có màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.

Aflatoxin thường xuất hiện ở 4 món đồ này trong bếp, bạn cần vứt nó đi trước khi quá muộn.

1. Thực phẩm bị mốc

Theo nghiên cứu, hàm lượng tinh bột càng cao thì càng dễ tạo ra aflatoxin sau khi bị nấm mốc. Thường là các loại hạt, ngũ cốc, khoai tây, ngô bị mốc.

Thỉnh thoảng tiêu thụ một lần, bạn sẽ không nhận ra quá nhiều hậu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm nhiễm aflatoxin trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương tế bào gan và làm tăng tỷ lệ ung thư.

Loại chất độc mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, nấu chín cũng không thể tiêu diệt hóa ra luôn tồn tại ở 4 món đồ này trong bếp nhà bạn - Ảnh 2.

Hàm lượng tinh bột càng cao thì càng dễ tạo ra aflatoxin sau khi bị nấm mốc.

2. Mộc nhĩ ngâm lâu

Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc trong gian bếp, nó có thể sử dụng để làm nhiều món ăn từ nấu canh lẫn chiên xào. Theo quan điểm y học, mộc nhĩ chứa một lượng lớn protein, cellulose và các nguyên tố vi lượng khác nhau đem lại lợi ích cho cơ thể con người và có tác dụng duy trì các mạch máu.

Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Loại chất độc mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, nấu chín cũng không thể tiêu diệt hóa ra luôn tồn tại ở 4 món đồ này trong bếp nhà bạn - Ảnh 3.

Mộc nhĩ ngâm lâu ngày sẽ sản sinh nấm mốc gây ung thư.

3. Dầu tự ép kém chất lượng

Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường có rất nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm.

Ví dụ dễ hiểu nhất là ở khâu chọn lựa nguyên liệu, để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc. Đây chính là nguyên nhân khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin.

Đồng thời, dầu tự ép cũng không thể bảo quản được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh lúc nào không biết.

Loại chất độc mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, nấu chín cũng không thể tiêu diệt hóa ra luôn tồn tại ở 4 món đồ này trong bếp nhà bạn - Ảnh 4.

4. Đũa mốc

Phần lớn chúng ta đều sử dụng đũa gỗ, nhưng loại đũa này nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì rất dễ mốc và sản sinh ra chất ung thư aflatoxin.

Mặc dù tiết kiệm là một thói quen tốt nhưng nếu thấy đũa mốc mà vẫn tiếp tục sử dụng thì bạn đang tự gây hại cho cơ thể. Khi thấy đũa hoặc thức ăn bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ chúng càng nhanh càng tốt.

Loại chất độc mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, nấu chín cũng không thể tiêu diệt hóa ra luôn tồn tại ở 4 món đồ này trong bếp nhà bạn - Ảnh 5.

Khi thấy đũa hoặc thức ăn bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ.

Với những thực phẩm không dễ bảo quản trong những ngày hè nóng nực. Bạn nên bỏ chúng vào tủ lạnh để lưu trữ và nên cân nhắc về số lượng thực phẩm trước khi mua để tránh lãng phí.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 17 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 18 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 18 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Top