Loại quả làm đẹp bàn thờ ngày Tết và là vị thuốc quý
Quả phật thủ thường được bày bàn thờ, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var, giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh.
Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng chia nhánh trông như bàn tay phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5m, ra hoa kết quả quanh năm. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở cả ba miền.
Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay phật với cầu mong được trời phật ban phúc lộc. Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết.
“Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh”, lương y Bùi Đắc Sáng thông tin.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm; vào can vị phế. Có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Phật thủ dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho, hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Liều dùng 2-10g quả khô, dưới dạng nấu, hãm uống.
Lương y Bùi Đắc Sáng cũng tư vấn các món ăn, bài thuốc có phật thủ:
1. Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: Phật thủ 6g, bán hạ chế 6g dùng sắc uống trong ngày.
2. Chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa: Phật thủ 3-10g, sắc uống hoặc ngâm rượu.
3. Rượu phật thủ: Phật thủ 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7-10 ngày. Chúng ta uống không quá 40-50ml/lần, dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).
4. Sirô phật thủ: Phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Thức uống này dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.
5. Cháo phật thủ: Nguyên liệu phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Cháo phật thủ dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
6. Chè phật thủ: Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày/lần. Loại chè này dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
7. Chè phật thủ cốc tinh thảo: Phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Chúng ta uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày, dành cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
8. Ruột lợn hầm phật thủ: Ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp ăn. Món này dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư, tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.
“Phật thủ có nhiều tác dụng nhưng lưu ý người âm hư hỏa vượng (người âm hư thường có các chứng như ngủ có mồ hôi trộm, người gầy, sắc mặt sạm đen…) cần thận trọng khi dùng Phật thủ”, lương y Bùi Đắc Sáng cho biết.

3 học sinh gặp họa khi chơi trò chơi dân gian dịp nghỉ hè, chuyên gia cảnh báo điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 50 phút trướcGĐXH – Nghỉ hè là lúc trẻ nhỏ có nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ gặp tai nạn, trong đó có điện giật.

Bé 13 tuổi bất ngờ đột quỵ, hôn mê sâu khi đang tập văn nghệ ở trường
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bé 13 tuổi được cứu sống ngoạn mục sau khi bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não vỡ, đây là căn bệnh hiếm gặp, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Cần lưu ý, có những người bị sốt xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, đến viện muộn khi đã sốc, suy đa tạng... có thể dẫn đến tử vong.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 9 giờ trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

3 loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Sống khỏe - 11 giờ trướcChế độ ăn bổ sung thêm 3 loại thực phẩm giàu chất xơ này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng hiệu quả, không chỉ vì chúng chứa chất dinh dưỡng lành mạnh mà còn hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi.

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 21 giờ trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 21 giờ trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...