Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loãng xương - bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi

GiadinhNet - Ngày nay, bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị loãng xương).

Bệnh loãng xương ở người già là một căn bệnh phổ biến mà người già gặp phải. Và nhiều người đã xem căn bệnh này như một tất yếu của tự nhiên. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng đau, cong vẹo cột sống, gây gù và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến tàn phế và tử vong.

Hiện nay, theo thống kế, 90% người cao tuổi mắc chứng bệnh loãng xương. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh loãng xương ở người già cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh loãng xương ở người già đang được cộng đồng và xã hội quan tâm.


Theo như các chuyên gia Y tế, hiện nay vẫn chưa tìm ra giải pháp nào điều trị dứt điểm chứng bệnh loãng xương ở người già. Ảnh minh họa.

Theo như các chuyên gia Y tế, hiện nay vẫn chưa tìm ra giải pháp nào điều trị dứt điểm chứng bệnh loãng xương ở người già. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân

Bệnh loãng xương ở người già hay còn được gọi với tên khác là bệnh loãng xương ở người cao tuổi là căn bệnh thường gặp khi tuổi cao. Đây là một bệnh lý về xương, được gây ra bởi tình trạng xương giảm khối lượng và chất lượng. Lúc này các kết cấu xương giảm độ đặc, độ dày và tăng phần xốp, thưa hơn.

Sở dĩ người già mắc chứng bệnh loãng xương là do tuổi cao. Khi tuổi càng cao thì các hệ cơ quan như tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn.

Căn bệnh loãng xương ở người già, có tỉ lệ chênh lệch theo giới tính, cụ thể, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Điều này làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm.

Ngoài ra, căn bệnh loãng xương ở người già còn xuất phát từ việc người bệnh đang mắc các chứng bệnh như suy thận, viêm gan mãn tính, gout, cường giáp trạng…


Người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Ảnh minh họa.

Người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Ảnh minh họa.

Triệu chứng

Giảm mật độ xương và loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, một cách âm thầm, không đau đớn nên nhiều người bệnh không để ý đến.

Hầu hết các trường hợp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng như loãng, xốp xương thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp...

Một số biểu hiện khác như chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người loãng xương. Khi bị bệnh loãng xương không được phát hiện hoặc phát hiện kịp thời nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt, vỡ hoặc gãy xương.


Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập hợp lý như yoga, aerobics, đi bộ cũng là cách tăng độ dẻo dai xương khớp. Ảnh minh họa.

Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập hợp lý như yoga, aerobics, đi bộ cũng là cách tăng độ dẻo dai xương khớp. Ảnh minh họa.

Cách phòng bệnh

Để phát hiện sớm bệnh loãng xương người cao tuổi cần khám sức khỏe định kỳ và theo lịch hẹn của thầy thuốc. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và phòng chống gãy xương.

Khi đã bị gãy xương do loãng xương thì càng hết sức thận trọng không để gãy xương tái phát.

Phòng bệnh loãng xương tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D và nên ăn bổ xung hoa quả, rau, giá đỗ…vì khi cơ thể hấp thu có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Đồng thời, phát hiện và điều trị các bệnh kèm theo. Điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ các thuốc điều trị.

Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chống co giật như Phenyltoin, Barbiturate..., bổ sung thêm vitamin D vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển hoá của vitamin D.

Nếu cần sử dụng lâu dài Corticosteroid, bổ xung thêm calci, vitamin D và chất kích thích tạo xương vì Corticosteroid vừa ức chế trực tiếp sự tạo xương, vừa giảm hấp thu vitamin D, vừa tăng thải calci qua nước tiểu.

Ở phụ nữ mãn kinh một mặt tăng cường bổ xung calci, vitamin D; đồng thời, hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, tham gia công tác và giao tiếp xã hội…vì tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh từ 5 đến 7 năm, liệu pháp hormon thay thế rất cần được áp dụng sớm để phòng chống loãng xương sau mãn kinh.

Ngoài ra cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp để tránh tổn thương xương.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top