Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi

Thứ ba, 11:00 29/11/2022 | Sống khỏe

Một số thành viên trong làng STIs mà bạn cần phải nằm lòng profile để dễ dàng nhận biết hoặc tránh "ghép đôi" khi đường tình duyên đang hết sức rộng mở.

"Đọc" STIs như đọc một cuốn sách

STIs - các nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh hoạt tình dục luôn là red flag đỏ lừ mà đôi lứa cần lưu ý. Dù chuyện tình yêu có thăng hoa đến mấy, nếu bạn lơ là thì tình nồng cũng tan thành mây, vậy nên cần hiểu đúng, biết đủ để dễ dàng "bắt bệnh" ngay khi nhà STIs mới chỉ lấp ló lộ bio.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 1.

HIV - STI nổi tiếng rình rang

Nhắc đến STIs, không thể không nhắc tới một nhân vật sừng sỏ là HIV. Với con số lên tới gần 14.000 ca mắc mới năm 2021 (theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2021), virus này luôn được xướng danh "chị đại" trong mỗi thống kê, cảnh báo về các lây nhiễm qua đường tình dục. HIV có sức công phá ghê gớm tới hệ miễn dịch, nên nếu bạn chẳng may lỡ "ghép đôi" và phát hiện quá muộn, bạn có thể sẽ rơi vào trường hợp giống như 1.856 người tử vong vì HIV năm 2021.

Lậu & Giang mai & Viêm gan B - STI thích cưa cẩm âm thầm 

Không quá kín tiếng trong giới STIs là lậu và giang mai, bằng chứng là bạn thường nghe báo đài nhắc đến hai nhân vật này ở mức độ bớt đáng gờm hơn HIV. Bệnh viện Da liễu TP.HCM thống kê năm 2020, có tới 6.734 lượt bệnh nhân khám giang mai. Giang mai gây ra do xoắn khuẩn giang mai, để lại những vết loét đỏ hoặc ban đào, tróc vảy trên da nhưng thường không đau nên nhiều người chủ quan, dẫn đến khó phát hiện.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 2.

Giống như giang mai, lậu rất dễ "trap" người khác vì khó nhận biết do các triệu chứng dễ nhầm lẫn. Triệu chứng nhiễm lậu thay đổi tùy theo bộ phận "dính chưởng": viêm họng dai dẳng không hết khi nhiễm lậu cầu khuẩn ở họng, ngứa sưng đường tiểu, tiểu gắt, tiểu máu… hoặc dịch mủ ở bộ phận sinh dục, cửa sau.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 3.

Bạn có thể bái bai hai anh chàng này một cách dứt điểm với kháng sinh đặc trị. Nhưng ngược lại, một thành viên khác của hội STIs âm thầm là virus gây viêm gan B mới chỉ dừng lại ở bước có vaccine phòng ngừa nhiễm HBV. Viêm gan B không thể lây khi dùng chung bát đũa, khăn mặt, ôm hôn mà lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục.

Vậy nên, nếu phát hiện muộn thì bạn chỉ đành ngậm ngùi hát "Xem như em chẳng may", vì khi đó, virus gây viêm gan B (Hepatitis B Virus - HBV) có thể sẽ làm giảm chức năng gan, thậm chí gây ra biến chứng là xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 4.

Nhiễm HPV - STI kém sắc nhưng reo rắc đào hoa

HPV phổ biến trên toàn thế giới, có thể gây thương nhớ bằng các u nhú trên nhiều bộ phận của cơ thể. Dòng họ HPV có khoảng 170 chủng khác nhau, trong đó có 40 chủng luôn rình rập để rải nợ đào hoa bằng cách gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục.

Trong số đó, có khoảng 15 chủng được coi là có "nguy cơ cao" dẫn đến ung thư cổ tử cung. Một số chủng gây ra bệnh sùi mào gà - khi các u nhú mọc ở vị trí cô bé hoặc cậu bé, chưa có phương pháp điều trị 100% mà chỉ có thể điều trị để loại bỏ u nhú. Theo ước tính của HCDC, ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HPV rơi vào khoảng 8-11% tùy vùng miền, xuất hiện ở cả nam và nữ.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 5.

Nhiễm Chlamydia - STI "mới nổi"

So với các thành viên khác, Chlamydia chỉ là một ngôi sao mới nổi, do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Đến năm 2016, nhiễm Chlamydia mới được CDC Việt Nam đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể, nhưng sức ảnh hưởng của ngôi sao mới này cũng nghiêm trọng không kém: mỗi năm có khoảng 90 triệu trường hợp nhiễm trên toàn thế giới, gây ra các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch bất thường, sưng đau tinh hoàn. Nhiễm Chlamydia có thể điều trị dứt điểm bằng kháng sinh đặc trị.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 6.

Làm sao để ngăn "người ấy" gây thương nhớ?

Cách nhận dạng đối tượng yêu đương cần tránh sẽ có nhiều, xem xét thái độ, tính cách, cử chỉ… Còn với các anh STIs lại đơn giản hơn nhiều, một lần xét nghiệm là tìm ra ngay mọi điểm red flag. Để bản thân mạnh dạn yêu, mạnh dạn chạm đỉnh thì chỉ còn thiếu một bước này thôi - mạnh dạn xét nghiệm, cho cả bạn và người ấy. Tình bền lâu khi lứa đôi không còn lăn tăn điều gì về nhau, cùng nhau thăng hoa mà trong đầu chẳng lấn cấn chuyện liệu anh ấy/cô ấy hay chính bản thân mình có đang nhiễm STIs nào không.

Phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngăn sự ảnh hưởng của STIs như bệnh Herpes, Viêm gan siêu vi B, nhiễm HIV, nhiễm HPV… và chữa trị dứt điểm lậu, giang mai hay nhiễm Chlamydia.

Bạn có thể bắt đầu hành trình khám STIs bằng cách đăng ký tại link https://bit.ly/durex_cungchamdinh để nhận 1000 suất khám miễn phí từ dự án do Durex phối hợp với Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR), Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và phòng khám Glink tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về STIs.

Loạt profile khủng của nhà STIs mà ai cũng không muốn… ghép đôi - Ảnh 7.

Với thông điệp Mạnh dạn yêu - Cùng chạm đỉnh, dự án do Durex phối hợp với Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR), Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và phòng khám Glink thực hiện với mong muốn đồng hành cùng giới trẻ tìm hiểu rành rọt các thông tin xoay quanh STIs, qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thăm khám STIs để giúp lứa đôi gạt bỏ giới hạn và yêu một cách lành mạnh.

Theo dõi thêm các hoạt động khác của Durex tại DUREX VIETNAM các bạn nhé!

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 7 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 12 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 12 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 14 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?

Top