Lời kể của nữ phóng viên giữa "bão" Covid-19 rung chuyển nước láng giềng của Ấn Độ: "Thảm họa đang bày ra trước mắt tôi, suy sụp hoàn toàn nhưng vẫn phải gắng gượng"
Tiếng kêu inh ỏi liên tục của xe cấp cứu bên ngoài là một lời nhắc nhở đáng buồn rằng virus vẫn đang hoành hành ngoài kia. Chưa biết đến bao giờ mới kết thúc!
"Bão" Covid-19 tràn vào Ấn Độ càn quét và gây ra thảm họa khủng khiếp khiến cả thế giới phải rùng mình sợ hãi. Nhưng chưa thôi, nó lại tiếp tục tràn sang cả quốc gia nhỏ bé láng giềng của Ấn Độ - Nepal. Để rồi, lại là những cảnh tượng người chết nằm đó, người sống khóc than, thiếu oxy, thuốc men và giường bệnh. Cứ như thể Nepal là một "bản sao" không ai mong muốn của Ấn Độ và chỉ có những người trong cuộc, đang phải đối diện trực tiếp với cảnh tượng nghiệt ngã ấy mới thấu hiểu hết được.
Alisha Sijapati là nữ phóng viên trẻ của tờ Thời báo Nepal. Cha cô thì ở Nepal còn mẹ ở Ấn Độ. Tất cả mọi người trong gia đình đều nhiễm Covid-19 khiến Alisha rơi vào thảm cảnh không lối thoát suốt hơn 1 tuần vừa qua. Cô đã viết ra những dòng tâm sự chất chứa nhiều đau đớn của chính bản thân cô đã trải qua như một lời nhắn nhủ đến thế giới rằng: Đừng chủ quan, virus vẫn đang hoành hành ngoài kia và nó thực sự đáng sợ!
"Khi đại dịch lây lan khắp tiểu lục địa vào năm ngoái, và hết quốc gia này đến quốc gia khác phong tỏa, tôi đã mất bà nội. Bà đã 95 tuổi và phải trải qua những ngày cuối đời trên giường chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở Kathmandu. Ở đó, chúng tôi chỉ được nhìn thấy bà trong vài phút mỗi ngày.
Các bác sĩ thông báo cho chúng tôi về tình trạng của bà mỗi ngày, có ngày tốt, có ngày xấu. Đó là khoảng thời gian đầy rẫy căng thẳng và lo lắng khi chúng tôi cảm nhận được rằng bà đang dần rời xa chúng tôi. Dù bà đã lớn tuổi và chẳng thể tránh khỏi quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng với tôi, thật khó để chấp nhận được sự ra đi của người phụ nữ đầy hơi ấm và sức sống ấy.
Bà đi rồi, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, và tôi mong đợi một sự khởi đầu mới.
Số người tử vong vì Covid-19 ở Nepal đang ở mức báo động.
Tháng 3, số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Nepal giảm xuống mức 2 con số, và có những ngày không có một ca tử vong nào. Tôi bắt đầu lên kế hoạch đến New Delhi, thăm mẹ và chị gái vì 2 năm rồi tôi không gặp họ và cũng nóng lòng muốn kể cho họ nghe những chuyện tôi vừa trải qua.
Vậy mà, ngay cả khi kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ càng nhất thì nó vẫn trở nên tồi tệ. Gần đến ngày tôi bay sang New Delhi, báo đài liên tục đưa tin về số ca nhiễm mới tăng mạnh ở Maharashtra, dù New Delhi cũng có thêm nhiều ca nhiễm nhưng có vẻ vẫn đủ an toàn để đi lại.
72 giờ trước khi lên máy bay vào ngày 17/4, gia đình tôi được làm xét nghiệm PCR. Và trong cơn giông dữ dội cùng sự cố cắt điện, chúng tôi đã nhận được kết quả. Tôi có kết quả âm tính với nCoV, nhưng bố, mẹ kế và em gái 3 tuổi của tôi lại nhận kết quả dương tính.
Họ bắt đầu có các triệu chứng, và thảm họa đang bày ra trước mặt tôi. Áp lực trở nên quá nặng nề. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành người giám hộ cho gia đình mình, đảm bảo thuốc men, việc cách ly tại nhà, tài chính và mua đầy đủ đồ ăn, thức uống cần thiết cho họ trước khi bay đến Delhi vào ngày hôm sau.
Chuyến bay mờ mịt. Khu vực khởi hành tại sân bay Kathmandu chật kín người mang quốc tịch Ấn Độ - họ không phải bay đến New Delhi như tôi nghĩ ban đầu, mà đến Ả Rập Xê Út và Hong Kong. Các chuyến bay thẳng từ Ấn Độ đã bị đình chỉ, vì vậy những người Ấn Độ đã bay đến đó qua Kathmandu. Đây cũng là lý do tại sao giá vé máy bay đi New Delhi của tôi cao gấp 3 lần bình thường.
Tôi vừa hạ cánh xuống New Delhi thì được biết tin mẹ và em gái tôi đang sốt cao, và có tất cả các triệu chứng cho thấy họ đã nhiễm Covid-19. Tôi không thể về nhà ở cùng họ và buộc phải thuê một nhà khách gần đó.
Các ca bệnh tăng cao ở New Delhi, các bệnh viện hết giường và oxy, và các nhà hỏa táng đã chật cứng. Phải mất 5 ngày mới có kết quả xét nghiệm PCR.
Tình trạng của mẹ tôi ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tất cả những gì tôi có thể làm là ngồi trong phòng khách sạn và nói chuyện điện thoại với bà. Tôi mang sách ra đọc để thư thái đầu óc, nhưng những kịch bản tồi tệ cứ hiện ra trong đầu tôi, và tôi không thể tập trung. Tôi chỉ nhìn chằm chằm vào chiếc quạt trần đang thổi làn không khí nóng vào mặt tôi, nhiệt độ bên ngoài chạm mức 42 độ C.
Tin tức từ Kathmandu không tốt. Nồng độ oxy trong máu của cha tôi đã giảm xuống thấp và ông phải nhập viện. Tôi luôn là người cổ vũ tinh thần cho gia đình, đảm bảo với họ rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa, nhưng tại căn phòng khách sạn này, tôi đã suy sụp.
Bố tôi nằm viện ở Kathmandu, mẹ tôi một mình trong phòng ở New Delhi với cơn sốt cao, chị và em gái tôi ở 2 nơi cũng đều ốm, cách nhau 1.000km. Còn tôi thì bất lực trong một căn phòng ở khách sạn. Tôi nghe tiếng hơi thở của họ thổn thức trên điện thoại. Tôi nhớ lại sự đau đớn mà bà tôi đã phải chịu đựng, và tôi sợ hãi khi nghĩ rằng điều tồi tệ nhất có thể sẽ đến.
Các cửa hàng trực tuyến của Delhi đã quá tải và không thể cung cấp thuốc và hàng tạp hóa. Tôi đeo 2 chiếc khẩu trang và lao ra ngoài trong cái nóng như lò nướng để mua đồ dự trữ, và đặt chúng trước cửa nhà của mẹ tôi.
Những hình ảnh mà Alisha Sijapati chia sẻ.
Hôm nay, 29 tháng 4, hai tuần kể từ khi tôi đến New Delhi. Có những người Anh và Mỹ da đỏ khác trong khách sạn, cũng bị mắc kẹt. Cha mẹ của họ cũng nhiễm Covid-19 và họ không thể đến thăm hay bay về Anh và Mỹ.
Chúng tôi nói chuyện mỗi ngày, trấn an tinh thần cho nhau. Chúng tôi có mối liên kết đặc biệt, nỗi đau buồn và lo lắng chung giờ lại trở thành sợi dây gắn kết chúng tôi.
Tôi thử nghĩ về hàng trăm nghìn gia đình bị đảo lộn cuộc sống. Chúng tôi chuẩn bị tâm lý để mất đi những người thân yêu của mình và chấp nhận rằng không có thực tế nào khắc nghiệt hơn cái chết.
Có một cuộc gọi từ Kathmandu. Rất may, bố tôi đã xuất viện. Nồng độ oxy trong máu của ông đã tăng, ông rất yếu nhưng ít nhất ông đã được trở về nhà. Mẹ tôi cũng đỡ hơn nhưng cơn sốt vẫn chưa hạ.
Tôi tường thuật một câu chuyện về hoàn cảnh của người Nepal ở Ấn Độ, phỏng vấn họ ở Goa, Maharashtra và những nơi khác. So với những gì mà gia đình Tiruva đang trải qua ở Goa, trường hợp của chúng tôi thật "không đến nỗi nào". Tôi cũng đã phỏng vấn những người Nepal ở New Delhi, những người đã thuê taxi đến biên giới Nepal vì họ không thể tìm được giường bệnh ở đây.
Tôi hỏi đại sứ Nepal tại Ấn Độ, Nilambar Acharya, về lý do tại sao Kathmandu lại yêu cầu New Delhi hỗ trợ oxy và y tế khi mọi thứ đang tồi tệ ở chính Ấn Độ. Ông ấy nói với tôi rằng chính phủ Ấn Độ đã đảm bảo rằng họ sẽ đặt Nepal vào hàng “ưu tiên”.
Khi bà nội qua đời, tôi nén nỗi đau vào trong để không phải rơi nước mắt. Nhưng những bi kịch mà tôi đã được nghe, được thấy và viết lên báo chí thực sự đã khiến tôi đau lòng. Với tư cách là một phóng viên, tôi không thể làm được gì hơn ngoài việc truyền tải nỗi đau và cho công chúng thấy sự nguy hiểm của Covid-19. Nó đã trở thành trải nghiệm cá nhân, không chỉ đơn thuần là công việc nữa.
Đối với những người xem nhẹ dịch bệnh và phàn nàn về việc phong tỏa, hãy để tôi nói với bạn: loại virus này thực sự ghê gớm. Có vẻ như nó sẽ còn khủng khiếp hơn. Nếu bây giờ tôi không ở New Delhi, hoặc nếu cả gia đình tôi không bị nhiễm bệnh, tôi cũng có thể đã không biết về sự nguy hiểm mà nó mang đến.
Tiếng kêu inh ỏi liên tục của các xe cấp cứu bên ngoài là một lời nhắc nhở đáng buồn rằng virus vẫn đang hoành hành ngoài kia. Chưa biết đến bao giờ mới kết thúc!".
PV
Thức dậy, chủ nhà sốc nặng khi chứng kiến cảnh tượng "khủng khiếp" trước sân
Chuyện đó đây - 1 giờ trướcMột chủ nhà người Ba Lan cho biết, anh gần như lên "cơn đau tim" sau khi thức dậy vào sáng ngày Halloween và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trước sân nhà.
Phát hiện sinh vật lạ hóa thành vàng sau 450 triệu năm
Tiêu điểm - 12 giờ trướcHóa thạch những sinh vật kỷ Ordovic kỳ lạ đã xuất hiện nguyên vẹn với từng tế bào bị thay thế bởi vàng, nhưng là "vàng của kẻ ngốc".
Giúp việc vứt chiếc đệm chứa hơn 1,3 tỷ đồng của cụ bà ra bãi rác
Tiêu điểm - 20 giờ trướcVài giờ sau khi nữ giúp việc vứt chiếc đệm ra bãi rác, cụ bà hơn 80 tuổi mới nhớ ra mình giấu hơn 1,3 tỷ đồng tiền mặt và trang sức trong đó.
Viễn cảnh đáng lo ngại phía sau ngôi làng búp bê kỳ quái tại Nhật Bản
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcKhắp ngôi làng Ichinono của Nhật Bản được trang trí bởi đầy những con búp bê đáng yêu, nhưng người dân nơi đây lại đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm hơn bao giờ hết.
Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?
Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia
Tiêu điểm - 1 ngày trướcLoài gà này không chỉ quý hiếm mà còn sở hữu bộ lông rất đẹp và độc đáo.
Chồng trúng độc đắc hơn 16,4 tỷ đồng nhờ các con số ý nghĩa về vợ quá cố
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNgười đàn ông có tên thân mật là "Big Money D" đã khiến cả thành phố xôn xao khi trúng giải độc đắc trị giá 650.000 USD (hơn 16,4 tỷ đồng) nhờ các con số ý nghĩa về vợ quá cố.
Phát hiện 2.500 đồng xu vương vãi trong ruộng hoang, người đàn ông gọi 1 cuộc điện thoại, nhận về hơn 100 tỷ đồng
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcMột khám phá bất ngờ trong lòng đất đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của người đàn ông này.
Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, người đàn ông lo bị lừa đảo, hoảng hốt cầu cứu cảnh sát ngay lập tức
Bốn phương - 2 ngày trướcMột số tiền lớn bất ngờ được chuyển đến khiến người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc vô cùng hoang mang.
Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đâyVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.