Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lòng đỏ hay lòng trắng trứng gà tốt hơn? Chắc chắn nhiều người sẽ trả lời sai

Thứ bảy, 11:00 11/11/2017 | Sống khỏe

Trứng gà là loại thực phẩm chế biến được nhiều món, nhiều người thích ăn, tuy nhiên đa số nhận biết sai lầm về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và cách dùng của nó.

Trứng gà có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác làm món ăn sáng khoái khẩu của nhiều người, chẳng hạn như món trứng kho, luộc, rán, chưng, hấp, súp, cháo, canh…

Trứng gà là loại thực phẩm chế biến được nhiều món, nhiều người thích ăn là vậy, tuy nhiên có rất nhiều nhận thức sai lầm về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và cách dùng của nó.

1. Phải chăng toàn bộ lòng trắng trứng là protein, toàn bộ lòng đỏ là chất béo?

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua quan điểm như trên, nhất là những người thường xuyên tập luyện thể thao (thể hình, bơi lội…), họ tin tưởng cách nghĩ trên là đúng, đưa ra công thức ăn uống nghiêm ngặt về việc tăng hàm lượng protein, giảm chất béo nạp vào cơ thể, bằng cách mỗi ngày chỉ ăn 1 lòng đỏ nhưng lại ăn trên 10 lòng trắng trứng gà.

Sự thật:

Tỉ lệ protein trong lòng trắng và lòng đỏ không chênh nhau lớn

Thực tế, hàm lượng protein có trong lòng trắng là 11%, còn trong lòng đỏ là 17,5%.

Hàm lượng protein có trong lòng đỏ cao hơn trong lòng trắng trứng gà không nhiều. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỉ lệ lòng trắng lại cao hơn nhiều so với lòng đỏ.

Chúng ta có thể làm một phép tính đơn giản, thông thường một quả trứng nặng khoảng 55gram, bỏ đi phần vỏ, còn khoảng 48gram, trong đó:

Lòng trắng chiếm 34gram, hàm lượng protein là 3,8gram.

Lòng đỏ chỉ chiếm khoảng 14gram, hàm lượng protein là 2,5gram.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lòng đỏ hay lòng trắng trứng gà đều tốt, không nên lãng phí

Như vậy, trong một quả trứng, độ chênh lệch hàm lượng protein có trong lòng đỏ và lòng trắng không lớn.

Mặt khác, thành phần axit amin trong lòng trắng cũng toàn diện như lòng đỏ, cơ thể người dễ dàng hấp thụ.

Vì vậy, lòng đỏ hay lòng trắng trứng gà đều tốt, không nên lãng phí.

2. Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng chất béo cao, người có nồng độ cholesterol trong máu cao nên ăn hay không?

Lòng trắng trứng gà hầu như không có chất béo, khoảng 98% lượng chất béo trong một quả trứng chủ yếu tập trung trong lòng đỏ, 1 lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 5gram chất béo.

Đừng vì hàm lượng chất béo và cholesterol mà bạn bỏ đi lòng đỏ

Cholesterol đi cùng với chất béo, trong một quả trứng chứa khoảng 200 miligram cholesterol (toàn bộ nằm trong lòng đỏ).

Tuy nhiên, đừng vì hàm lượng chất béo và cholesterol mà bạn bỏ đi lòng đỏ, bởi hàm lượng một số chất dinh dưỡng có trong lòng đỏ lớn hơn nhiều so với lòng trắng.

Trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi.

Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K và một lượng lớn vitamin B nằm trong lòng đỏ.

Một số chất giúp tăng cường thị lực như lutein, zeaxanthin hay các chất có chức năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như lecithin, trimethylglycine đều có trong lòng đỏ.

Ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol không liên quan đến việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu

Mặc dù thường bị mang "tiếng xấu", nhưng cholesterol là chất không thể thiếu trong cơ thể, nó có tác dụng sản sinh hormon steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể người, trong đó bao gồm cả hormon giới tính nam và nữ. Ngoài ra cholesterol còn là thành phần cấu trúc của các tế bào, tạo mật, tăng cường khả năng miễn dịch.

Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, cholesterol trong thức ăn hoàn toàn khác cholesterol trong máu, vì vậy việc ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol không liên quan đến việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu.

Lòng đỏ và lòng trắng trứng gà đều tốt, đều nên ăn

Không nên vì lòng đỏ trứng gà khô, có cảm giác khó nuốt mà không dùng đến nó, tốt nhất là ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.

Vì vậy, đáp án của câu hỏi "Lòng đỏ hay lòng trắng tốt hơn?" là: Cả hai đều tốt, đều nên ăn.

3. Một số điểm cần lưu ý khi ăn trứng gà

Nhiều người có quan niệm ăn trứng gà khó tiêu, người có dạ dày không tốt không nên ăn đúng hay sai? Quan niệm trên là sai, vì lượng axit amin có trong trứng gà là toàn diện, protein và chất béo đều dễ hấp thụ.

Bất kể là trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hay người bệnh, suy nhược cơ thể đều có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng từ trứng gà, mỗi ngày nên ăn 1 quả là đủ.

Những người bị bệnh trong nhóm "4 cao" không nên ăn trứng, đúng hay sai?

Quan niệm trên là sai, cụm từ "4 cao" gồm người bị cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, cholesterol trong máu cao và acid uric cao. Nhiều người cho rằng, ăn trứng ảnh hưởng đến việc điều trị các chứng bệnh nói trên.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực ra, những người bị một trong bốn chứng bệnh nói trên, 1 ngày ăn 1 quả trứng không có vấn đề gì. Ngoài việc giàu hàm lượng protein, lượng nitơ, đường, purin trong trứng không cao.

Thực ra, bạn có thể ăn 2 trứng một ngày vẫn có thể được, bởi nó liên quan đến những thực phẩm ăn cùng, chẳng hạn ăn nhiều rau thì không vấn đề gì.

Những người bị dị ứng trứng gà không nên ăn

Trứng gà được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm 1 trong 8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho con người, nhất là trẻ em.

Các bậc phụ huynh khi cho con ăn trứng, trước tiên cần lưu ý con mình có dấu hiệu bất thường hay không, nếu có phải dừng ngay.

Bất luận người lớn hay trẻ em, nếu có tiền sử dị ứng trứng, nên tránh ăn trứng gà hoặc các loại thực phẩm có thành phần như trứng gà.

Người bị viêm túi mật nên ăn ít trứng

Người bị bệnh viêm túi mật phải hạn chế lượng cholesterol, không chỉ hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà, mà còn hạn chế ăn chất béo động vật.

Trong chế độ ăn của người bệnh nên bổ sung các loại sản phẩm từ đậu bởi trong đó chứa nhiều chất xơ và stero, đây cũng là loại thực phẩm giàu protein.

Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lòng đỏ và lòng trắng đều tốt, không nên bỏ phí lòng đỏ vì những thông tin không chính xác.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 9 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 11 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top