Luật Thuế thu nhập cá nhân sắp đi vào cuộc sống: Còn nhiều kẽ hở
Giadinh.net - Hai cặp vợ chồng cùng thu nhập 10 triệu đồng/tháng, nhưng do tính "cào bằng" trong quy định về đối tượng phụ thuộc, một gia đình phải đóng 170.000 đồng còn gia đình kia chỉ phải đóng 20.000 đồng! Và đó chỉ là một trong rất nhiều bất hợp lý tồn tại trong Luật.
Dự kiến trong quý III/2008, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, áp dụng từ 1/1/2009. Đây là luật có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng lớn đến người dân.
Với nhiều “khoảng trống” còn có trong Luật, nếu Nghị định hướng dẫn thi hành không khỏa lấp được sẽ rất dễ phát sinh sự thiếu công bằng và kẽ hở để lách luật.
Không nên cào bằng mức giảm trừ gia cảnh
Những tưởng điều này sẽ mang lại sự công bằng cho người nộp thuế, nhưng do luật chưa tính đến chi tiết các đối tượng phụ thuộc có nhiều dạng khác nhau, nên làm theo kiểu cào bằng, mỗi người phụ thuộc trừ 1,6 triệu đồng/tháng, có thể dẫn đến nhiều điểm bất hợp lý.
Lấy 2 cặp vợ chồng trẻ có điều kiện khá giống nhau, mỗi cặp vợ chồng đều có tổng thu nhập là 10 triệu đồng một tháng và nuôi một con nhỏ để so sánh:
- Mức thuế thu nhập cá nhân của hai gia đình này phải nộp có thể khác nhau rất nhiều. Chẳng hạn, gia đình thứ nhất, vợ có thu nhập 6 triệu đồng/tháng, chồng có thu nhập 4 triệu đồng/tháng, theo luật, đứa con sẽ được giảm trừ cho người vợ. Khi đó, thu nhập tính thuế của người vợ là 400.000đ, mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 20.000 đồng.
- Gia đình thứ hai, chồng có thu nhập 9 triệu đồng, vợ có thu nhập 1 triệu đồng, khi đó đứa con sẽ được tính giảm trừ cho người chồng. Thu nhập tính thuế của chồng sau khi giảm trừ gia cảnh là 3,4 triệu đồng. Khi đó mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 170.000 đồng, gấp 8,5 lần gia đình thứ nhất.
Do dự kiến, người phụ thuộc được xét là người không có thu nhập hoặc thu nhập khoảng dưới 500.000 đồng/tháng, nên ở trường hợp gia đình thứ hai, người vợ có thu nhập 1 triệu đồng một tháng không thể tính là đối tượng phụ thuộc. Như vậy, cùng một loại đối tượng, cùng mức thu nhập nhưng mức nộp thuế lại khác nhau. Điều này đã tạo nên sự bất công bằng cho người dân khi thực hiện luật.
Đặc biệt, giả dụ đứa con của gia đình thứ hai lại mắc bệnh nan y, chi phí tiền thuốc mỗi tháng lên đến hàng chục triệu đồng, thì mức thu nhập thực tế giữa hai gia đình sẽ chênh lệch rất lớn.
Để giải quyết vấn đề này, luật có thể quy định mức giảm trừ chung cho những người có sức khoẻ bình thường. Đối với những người mắc bệnh nan y kể cả người phụ thuộc hay đối tượng chịu thuế, sẽ trừ thu nhập căn cứ theo hoá đơn chữa bệnh thực tế, có xác nhận của bệnh viện. Còn để khắc phục sự bất hợp lý do chênh lệch thuế ở trên, có thể theo cách luật thuế thu nhập ở nhiều nước là cho phép người nộp thuế lựa chọn, tính thu nhập chung cho cả vợ lẫn chồng hay tính riêng từng người. Mỗi trường hợp sẽ áp mức thuế suất khác nhau để đảm bảo công bằng.
Chi phí nghề nghiệp bị bỏ quên
Một điểm nữa mà Luật Thuế thu nhập cá nhân cũng bỏ qua là những khoản khấu trừ do đặc thù nghề nghiệp, công việc, hay đặc thù của bản thân đối tượng nộp thuế như đã có nhà ở hay chưa, đã có gia đình hay chưa…
Với quy định hiện hành, đa phần những người có thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế sẽ tập trung ở thành phố, nơi chi phí y tế, giáo dục và chi phí để tạo lập và sở hữu nhà rất tốn kém. Nếu không tính những khoản giảm trừ với các yếu tố này thì sẽ là bất hợp lý.
Chẳng hạn nhiều nước, với những đối tượng chưa có nhà ở sẽ được giảm trừ một khoản chi phí thuê nhà. Như ở Mỹ, thuế thu nhập cá nhân được quy định rất tỉ mỉ: Trong đó, một số khoản được khấu trừ như tiền lãi của các khoản nợ vay học tập; tiền chi phí y tế không được thanh toán; tiền thuê chi phí cho công việc tạo ra thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn, giáo viên trung, tiểu học được khấu trừ tối đa 250 USD chi phí mua sách giáo khoa, đồ dùng dạy học...
Trước đây, trong Pháp lệnh Thuế thu nhập với người thu nhập cao có quy định giảm trừ cho một số người hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù có chi phí lớn, tuổi thọ nghề nghiệp ngắn như: ca sĩ, diễn viên, cầu thủ… Theo quy định của Pháp lệnh này, ca sĩ, nghệ sĩ xiếc, múa, cầu thủ bóng đá, vận động viên chuyên nghiệp được trừ 25% thu nhập trước khi xác định thu nhập chịu thuế. Luật thuế mới đã bỏ qua điều này.
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc này là hợp lý vì những người này có thu nhập cao hơn hẳn với những người bình thường nên việc tuổi nghề ngắn không mấy ảnh hưởng. Thực ra đây là ý kiến không thực tiễn, vì chỉ có một số ít ca sỹ, diễn viên, cầu thủ… có thu nhập cao vượt trội. Đó là các “ngôi sao”. Còn rất nhiều những người khác, họ có mức thu nhập không cao hơn so với mức trung bình nhiều, nhưng họ lại phải chịu những phí tổn và rủi ro do đặc thù nghề nghiệp lớn hơn hẳn các ngành nghề khác.
Ngay cả với dược sỹ, bác sỹ, giáo sư, các nhà khoa học, nhà báo… cũng cần có sự tính toán về chi phí thường xuyên mà họ bỏ ra mua tài liệu, nâng cao kiến thức tay nghề, trước khi đánh thuế cho thu nhập họ nhận được.
Bài toán “lách luật”
Ngay khi luật này còn thảo luận ở Quốc hội, đã có nhiều ý kiến nghi ngại về những lỗ hổng trong quy định về giảm trừ gia cảnh, liên quan đến người phụ thuộc.
Theo quy định thì mỗi một người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần, không được tính trùng, nhưng đã có một đại biểu Quốc hội đặt ra bài toán: chẳng hạn, một gia đình có 3 anh em và có bố mẹ già sống ở quê (Bến Tre) và không có thu nhập. Trong 3 người con đó, một người sống ở Hà Nội, một người ở Đà Nẵng, một người ở TPHCM. Khi đó, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm xác nhận và quản lý giảm trừ cho 3 người con này? Chắc chắn ràng buộc điều kiện là sống cùng một nơi mới được coi là phụ thuộc và tính giảm trừ. Vì thực tế trường hợp hai cụ già ở trên, dù các con không sống cùng nhưng thực tế họ vẫn phụng dưỡng cho cha mẹ họ theo cách nào đó.
Một thực tế nữa là nhiều người công tác ở xa nhà nhưng hàng tháng vẫn chu cấp để nuôi dưỡng con cháu của họ hàng ở quê. Những trường hợp này có được tính là trực tiếp nuôi dưỡng và tính là người phụ thuộc không? Nếu không tính thì không hợp tình, mà tính thì sẽ nảy sinh chuyện một số người lợi dụng để “lách luật”.
Khi có hiệu lực, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ thay thế cho Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Pháp lệnh Thuế thu nhập cao và Thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng cho các cá nhân sản xuất, kinh doanh. |
Đắc Kiên

Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này
Đời sống - 11 phút trướcGĐXH - Không phải phòng tranh, cũng không phải bảo tàng, nơi khơi dậy niềm tự hào dân tộc lại chính là hình ảnh bảng - phấn quen thuộc. Bằng bàn tay nghệ thuật, lòng yêu nước và mong muốn truyền tải những nét đẹp vẻ vang của dân tộc qua nhiều năm hun đúc, thầy Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất khiến học trò lặng người.

Từ giờ đến hết tháng 4, con giáp này có lộc lớn về tay, dễ nhân đôi tài sản
Đời sống - 54 phút trướcGĐXH - Giai đoạn này, vận may của các con giáp rất mạnh, dễ gặp được quý nhân, mang đến tương lai tươi sáng.

Nhiều người dính 'bẫy' vì fanpage giả mạo cơ sở du lịch ở Nghệ An
Xã hội - 59 phút trướcGĐXH - Nhiều khách sạn, cơ sở du lịch tại Nghệ An bị kẻ xấu lập fanpage mạo danh. Trang giả mạo này đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khiến du khách tưởng thật, chuyển tiền cọc rồi không liên lạc được.

Mâu thuẫn, 18 đối tượng dùng súng cồn tự chế đuổi nhau trên đường
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Mâu thuẫn, 18 đối tượng của ba nhóm dùng súng cồn tự chế, súng ná, kiếm… rượt đuổi nhau trên đường gây hoang mang cho người dân.

Nữ phóng viên bật khóc giữa hiện trường Thiếu tá Công an hy sinh: "Vết máu vẫn còn đây nhưng đồng đội tôi đã nằm xuống..."
Thời sự - 1 giờ trướcNữ phóng viên bật khóc trên sóng truyền hình khi đưa tin về sự hy sinh của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khiến hàng triệu trái tim thắt lại, tiễn biệt người chiến sĩ đã ngã xuống giữa thời bình.

Hà Nội dự kiến sắp xếp lại 12 quận, chỉ còn 47 phường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - TP Hà Nội đang triển khai phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó 12 quận nội thành dự kiến chỉ còn 47 phường sau sáp nhập, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.

Hàng ngàn người đổ về Quảng trường Ba Đình 'check-in' trước thềm đại lễ 30/4: Áo dài, cờ đỏ rực rỡ cả góc trời Hà Nội
Xã hội - 2 giờ trướcNhiều người dân cho biết, họ đến đây chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

TP HCM: Điều động 19 cảnh sát để giải cứu vụ kẹt thang máy ở quận 10
Thời sự - 4 giờ trướcNgày 19/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (PC07) Công an TP HCM cho biết vừa xảy ra một vụ kẹt thang máy tại Công ty TNHH Diamond Dream.

Hà Nội đang vào 'mùa đẹp nhất': Từ con ngõ nhỏ tới đường phố lớn rực sắc đỏ tự hào, người người cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên lá cờ Tổ quốc
Xã hội - 5 giờ trướcTừng góc phố, hiên nhà nhuộm màu cờ đỏ thắm - sắc màu của niềm tin và sự tự hào.

TPHCM trình diễn drone và 3D Mapping kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Chi tiết thời gian và địa điểm
Xã hội - 7 giờ trướcTP.HCM đã biến tháng Tư thành một lễ hội văn hóa khổng lồ, với hàng loạt sự kiện được chuẩn bị công phu, thu hút sự chú ý của hàng triệu người.

Tin sáng 19/4: Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, miền Bắc có mưa rét? Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Thời sựGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, trong 10 ngày tới, thời tiết miền Bắc có nhiều biến động, từ nắng nóng chuyển sang mưa lớn sau khi đón không khí lạnh yếu; dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.