Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý khi dùng calcitonin chống loãng xương

Thứ bảy, 07:59 13/01/2018 | Sống khỏe

Tôi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết tôi bị loãng xương và kê đơn trong đó có calcitonin. Nhưng khi mua thì hóa ra đây là thuốc dùng để xịt mũi.

Có phải bác sĩ kê nhầm thuốc cho tôi không? Khi dùng cần chú ý điều gì?

Trần Mai Hồng (Bắc Giang)

Có thể khẳng định rằng bác sĩ đã kê đúng thuốc cho bạn. Đây là hormon do tế bào cận nang của tuyến giáp bình thường ở các động vật và do hạch cuối mang ở cá tiết ra và là polypeptid chứa 32 acid amin, có chức năng điều hòa trung ương đối với chuyển hóa khoáng chất, tích cực ngăn ngừa tiêu xương, vì thế được dùng là thuốc ức chế tiêu xương, chống loãng xương và chống tăng calci huyết. Đối với loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, calcitonin thường được kết hợp dùng với canxi và vitamin D để ngăn ngừa tiến triển mất khối lượng xương ở đối tượng này.

Khi dùng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: TM
Khi dùng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: TM

Do calcitonin là thuốc bị phá hủy ở dạ dày làm mất tác dụng của thuốc nên thuốc không được bào chế dưới dạng uống mà được dùng theo đường tiêm hoặc phun mũi. Đối với đường tiêm, cần phải sử dụng trong cơ sở y tế, dạng phun mũi thường được các bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú cho bệnh nhân. Vì vậy, bạn hãy yên tâm dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, khi dùng cần lưu ý một số bất lợi của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, lạnh, đỏ bừng (điều này chủ yếu phụ thuộc vào liều dùng) và đa số không phải ngừng thuốc. Khó chịu thường giảm dần khi tiếp tục điều trị.

Nên thăm khám mũi trước khi bắt đầu điều trị bằng calcitonin và bất kỳ lúc nào khi có khó chịu về mũi để ngăn ngừa sự thay đổi niêm mạc hoặc những bệnh tạm thời ở mũi.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện như tê cóng, cảm giác kim châm vùng xung quanh miệng và đầu ngón tay, chân (những dấu hiệu này có nguồn gốc thần kinh cơ, bao gồm tăng phản xạ gân, chuột rút ở cơ và bụng, co cứng cổ tay, bàn chân, co giật...), rất có thể bạn bị hạ canxi huyết do dùng quá liều thuốc. Trong trường hợp này, cần ngừng thuốc và được xử trí y tế kịp thời.

Theo BS. Đinh Ngọc San/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 19 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ mỗi ngày trở thành thói quen của nhiều người, nhất là người muốn giảm cân, người cao tuổi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Top