Lý do không nên bỏ mặc bé khóc
Nhiều bà mẹ trẻ được khuyên cách tốt nhất để đối phó với việc bé khóc dai là mặc kệ, rồi bé sẽ tự nín. Nhưng điều này có thể gây hại cho sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ.
Dưới đây là 6 lý do Sg.theasianparent.com giải thích tại sao phớt lờ tiếng khóc của con không phải là ý kiến hay.
Khóc là cách giao tiếp duy nhất của bé
Trước khi phát triển kỹ năng ngôn ngữ, cách để trẻ biểu lộ cảm xúc là thông qua việc khóc hay cười. Cả hai trạng thái này đều diễn ra tự nhiên và là cách duy nhất để trẻ giao tiếp. Việc bị bỏ mặc khi khóc không khiến trẻ hiểu là chỉ mỉm cười mới thu hút sự chú ý của người lớn còn khóc sẽ bị phớt lờ.

Ảnh minh họa: Sg.theasianparent.com.
Mặc kệ tiếng khóc có thể làm giảm hiệu quả ngôn ngữ nói của trẻ
Khi bố mẹ phớt lờ tiếng con khóc, trẻ sẽ được dạy là bé không có quyền bày tỏ sự không hài lòng. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng nói của trẻ. Kết quả là, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của chính mình và do đó có vấn đề về sắp xếp trật tự từ.
Cảm xúc không vui có thể bị dập tắt
Khi tiếng khóc của một em bé bị phớt lờ cũng là dấu hiệu cho thấy cảm xúc không vui là điều gì đó không được quan tâm. Khi bé lớn lên, trẻ sẽ lựa chọn hình thức giữ lại cảm xúc không vui trong nội tâm, gây ức chế và sẽ cản trở sự phát triển tâm lý lành mạnh sau này trong cuộc sống.
Đánh giá thấp cảm xúc của trẻ
Phớt lờ tiếng khóc của một đứa trẻ sẽ gửi tới bé thông điệp rằng cảm xúc của em không quan trọng. Điều này có thể tác động lớn nhất tới cả trẻ và cha mẹ chúng khi trẻ ở tuổi vị thành niên. Khi cảm xúc của trẻ bị đánh giá thấp trong những năm đầu hình thành nhân cách, như tuổi teen, trẻ có thể không thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp cởi mở với bố mẹ mình.
Trẻ học cách phớt lờ những người bơ vơ
Khi trẻ cố gắng hiểu thế giới phức tạp đang sống, chúng thường khái quát hóa những điều mình quan sát được. Khi tiếng khóc của trẻ bị phớt lờ, chúng nghĩ thế giới này không phải là nơi giàu lòng nhân ái, có sự đồng cảm, chia sẻ và những người bất hạnh, không nơi nương tựa sẽ bị bỏ mặc. Nếu bạn muốn con lớn lên biết động lòng trắc ẩn và có sự sẻ chia, đừng giấu giếm cảm xúc hay sự chú ý khi bé phiền muộn, khó chịu.
Khóc là bản năng tự nhiên
Luôn có hậu quả tiêu cực cho việc phớt lờ hay ức chế các bản năng tự nhiên, mạnh mẽ nhất của mỗi chúng ta. Những trẻ sơ sinh khóc dai dẳng có mức hoóc môn căng thẳng cao bất thường và hoóc môn tăng trưởng thấp hơn. Điều này ức chế sự phát triển của các mô thần kinh trong não, kìm nén sự phát triển, và làm trì trệ hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường y Harvard và trường Yale (Mỹ) cho thấy căng thẳng quá mức ở một đứa trẻ suốt những tháng đầu đời có thể thay đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh não và gây ra những thay đổi về cấu trúc, chức năng bộ não tương tự như những gì gặp ở người lớn bị trầm cảm.
Khóc là bản năng tự nhiên của trẻ em. Đôi khi nó chỉ là sự kêu gọi chú ý chứ không báo hiệu điều gì nghiêm trọng. Dù là như vậy, đó cũng là một nhu cầu chính đáng. Hãy xem con cần gì trước khi phớt lờ tiếng khóc của con.
Vậy có cần phải ngay lập tức vỗ về hay đáp ứng nhu cầu của trẻ khi con khóc? Không cần thiết. Nhưng đừng bỏ mặc trẻ và hãy thể hiện sự đồng cảm. Chẳng hạn, nếu bé tuổi mầm non của bạn muốn ăn kẹo vào bữa sáng, và bạn không đồng ý, rồi con khóc, không cần phớt lờ con hay vội đưa ngay kẹo cho bé. Bạn có thể thử nói: "Mẹ biết con buồn vì không được ăn kẹo. Mẹ biết con thực sự muốn ăn kẹo, nhưng nó không tốt cho sức khỏe nếu ăn kẹo thay bữa sáng. Mẹ muốn con được khỏe mạnh".

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 2 giờ trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 8 giờ trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 13 giờ trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 1 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

8 năm trả tiền thuê nhà mất 1,3 tỷ đồng, chồng chết lặng khi biết danh tính thật sự của chủ nhà
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Suốt 8 năm trời đều đặn trả tiền thuê nhà, người đàn ông bàng hoàng khi phát hiện mình đã "trả tiền cho chính vợ".

4 cung hoàng đạo có năng lực quản lý tài chính bẩm sinh, xứng đáng là 'tay hòm chìa khóa'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Bốn cung hoàng đạo nữ dưới đây không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn có tay giữ của nên cuộc đời không phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc.

Ngày sinh Âm lịch của người hết lòng vì tình yêu
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này khi yêu là cam kết trọn đời.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.