Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con
Những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.
Mẹ bị trầm cảm sau sinh có ảnh hưởng đến em bé không?
Sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến cách trẻ sẽ tương tác, giao tiếp và hình thành các mối quan hệ trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên chứng trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết này. Trầm cảm sau sinh khiến người mẹ cảm thấy khó khăn trong việc kết nối và tương tác với em bé. Trên thực tế, những bà mẹ bị trầm cảm đôi khi yêu thương và quan tâm nhưng cũng có thể phản ứng tiêu cực hoặc không có phản ứng gì khi tiếp xúc với con.

Mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến em bé.
Sự thiếu tương tác tích cực và nhạy cảm từ mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc và xã hội của em bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mẹ bị trầm cảm có thể gặp các vấn đề về hành vi như quấy khóc nhiều hơn, khó ngủ hoặc có nguy cơ cao hơn phát triển các vấn đề tâm lý và hành vi trong tương lai, bao gồm cả lo âu và trầm cảm.
Tuy nhiên, không phải tất cả các em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh đều gặp phải những vấn đề này. Những ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của chứng trầm cảm của người mẹ và các biện pháp điều trị can thiệp cũng như sự hỗ trợ của gia đình. Việc phát hiện, điều trị sớm trầm cảm sau sinh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của người mẹ mà còn tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của em bé.
Sự gắn kết mẹ - con giúp giảm tác động lâu dài với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ
Mặc dù những tác động ngắn hạn của trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển và gắn bó của trẻ nhỏ đã được ghi nhận đầy đủ nhưng người ta vẫn chưa biết rõ về cách trầm cảm ở bà mẹ và những khó khăn trong việc gắn bó ảnh hưởng đến kết quả về hành vi và tâm lý xã hội ở trẻ giai đoạn giữa thời thơ ấu.
Để giải quyết khoảng cách này, một nhóm nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm thần học và Tâm thần học phát triển trẻ em và thanh thiếu niên, Trường Y khoa Đại học Shinshu (Nhật Bản) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chứng trầm cảm sau sinh của bà mẹ và mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con cũng như tác động kết hợp của chúng đối với những khó khăn về mặt cảm xúc và hành vi của trẻ em ở lớp 6.
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự liên kết sớm an toàn có tác dụng đệm một phần cho những tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con có thể làm trung gian cho những tác động lâu dài của chứng trầm cảm ở bà mẹ đối với kết quả sức khỏe tâm thần của trẻ.
Kết quả cho thấy, mối quan hệ gắn kết giữa mẹ và con đóng vai trò trung gian trong 34,6% tác động của chứng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ đối với những khó khăn của trẻ, điều này đã xác nhận giả thuyết của nghiên cứu. Ngoài những yếu tố này, giới tính của trẻ là một yếu tố dự báo đáng kể về những khó khăn về mặt tâm lý xã hội, trong đó trẻ trai có tổng điểm khó khăn cao hơn trẻ gái, đặc biệt là về hành vi và tăng động hoặc mất tập trung.

Sự gắn kết sớm an toàn giữa mẹ và con giúp giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.
Phó Giáo sư Daimei Sasayama tại Khoa Tâm thần học, Đại học Shinshu cho biết: "Những phát hiện này giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về cách những trải nghiệm gắn bó ban đầu tác động lâu dài sức khỏe tâm thần của người mẹ đến kết quả về mặt cảm xúc và hành vi của trẻ em. Các nghiên cứu trong tương lai nên ưu tiên phát triển các biện pháp can thiệp giúp tăng cường mối liên kết giữa mẹ và trẻ sơ sinh như một cách tiếp cận để giảm thiểu những khó khăn về mặt tâm lý xã hội lâu dài ở trẻ em".
Những phát hiện này làm nổi bật tác động lâu dài của những trải nghiệm gắn kết sớm giữa mẹ và con và sự phát triển tâm lý xã hội trong tương lai của trẻ. Tuy nhiên, bản thân chứng trầm cảm có thể cản trở sự gắn kết này, vì vậy việc điều trị cho mẹ và hỗ trợ tăng cường mối quan hệ mẹ - con là rất cần thiết để giảm thiểu những tác động lâu dài. Khi mẹ và bé có một mối gắn kết an toàn và yêu thương, em bé sẽ cảm nhận được sự an toàn và được đáp ứng các nhu cầu về tình cảm để giúp trẻ phát triển cảm xúc lành mạnh hơn, hình thành các mối quan hệ xã hội tích cực.
Đức Minh

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thắt lưng, tiểu sẫm màu nhưng tự theo dõi tại nhà và chưa điều trị.

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcLàm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân gây ung thư phổi ở bệnh nhi này không đến từ yếu tố di truyền hay môi trường ô nhiễm thông thường mà là do hít phải khói thuốc lá thụ động từ người cha hút thuốc trong nhà suốt nhiều năm.

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi hoàn tất điều trị ung thư thực quản với kết quả khả quan, người bệnh đã không tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nghĩ là đau đầu bình thường nên anh chỉ mua thuốc uống giảm đau uống nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u nhầy xuất phát từ xoang hàm...

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.