Ly đồng đẹp, sang quý có nên dùng để uống rượu được không?
GiadinhNet - Trong phim ảnh Trung Quốc cổ trang hay có cảnh các vua chúa, quan lại quyền quý thường nâng ly rượu đồng với họa tiết đặc sắc và độc đáo. Vậy ly đồng có độc hại và có nên dùng để uống rượu được không?
Gần đây một số nhà sản xuất giả cổ đã lấy lại thiết kế ấn tượng của ly rượu đồng thời xưa làm từ chất liệu hợp kim kẽm, mạ đồng bên ngoài, có quai cầm rất tiện lợi khi uống rượu. Hình dáng ly đồng uống rượu thiết kế độc đáo và tinh xảo, sang trọng với những họa tiết sắc nét đậm chất cổ xưa. Hợp kim mạ mặt ly đồng dày dặn, chắc chắn, không gỉ sét, có 3 chân trụ vững chãi.

Ly đồng giả cổ thiết kế tinh xảo, đẹp mắt. Ảnh minh họa.
Ly đồng uống rượu lòng rỗng có đường kính khoảng 4cm, được giới thiệu là dùng để uống rượu, hoặc trưng bày rất đẹp và độc đáo. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng đồ đồng gặp muối, a xít sẽ thôi ra rỉ đồng màu xanh. Rỉ đồng rất độc hại, vào cơ thể rất dễ gây ngộ độc và bị nôn.
Trong rượu có cồn và ôxy hóa thành axít ngay trong không khí. Axít lại tác động mạnh với đồng thành rỉ đồng có màu xanh. Có ý kiến cho rằng lấy rượu mạnh (hoặc cồn nặng) lau đồ đồng thì một lúc sau sẽ thấy đồng bị rỉ ra màu xanh ngay, và nếu để qua đêm thì đồ đồng thành xanh lè. Nói chung kim loại đồng gặp muối và các chất axít lập tức xảy ra phản ứng hóa học độc hại, có lẽ vì thế nên từ xa xưa các cụ đã không sản xuất chai đồng đựng rượu.
Có ý kiến cho rằng, nếu chỉ uống rượu một lần trong ly bằng đồng thì hàm lượng rỉ đồng rất ít (và vì hàm lượng rỉ đồng loãng nên bình thường không thấy rỉ đồng thôi ra), nhưng dùng nhiều lần thì rỉ đồng tích tụ trong cơ thể sẽ có thể gây ngộ độc.
Từ xa xưa chất liệu đồng là kim loại dẫn nhiệt, giữ nhiệt tốt nhất, là vật liệu để chế tác các dụng cụ dùng cho việc ăn uống như nồi đồng, mâm đồng, chậu đồng, ly rượu đồng... và chỉ có nhà quan lại, giàu có mới tậu được.
Các cụ xưa dùng nồi đồng để nấu cơm, nhưng kiêng dùng nồi đồng để nấu thức ăn, càng kiêng dùng nấu ăn các món có vị chua như chanh, quả sấu, khế chua hoặc dấm chua... (những thứ có a xít). Đồ đồng dùng xong các mẹ, các chị còn phải dùng cát, xơ mướp thường xuyên chà sạch cho bóng, sáng.
Chính vì những nghi ngại trên, nhiều ý kiến cho rằng ly rượu bằng đồng thời cổ thì chỉ nên để trưng bày như đồ cổ, không nên dùng để đựng rượu, uống rượu kẻo có nguy cơ rước họa vào thân. Muốn dùng ly kim loại uống rượu thiết kế tinh xảo, thể hiện đẳng cấp thì chỉ nên dùng ly uống rượu bằng bạc.
Nhận định về việc này, Giáo sư – Tiến sĩ Hóa học Trần Hồng Côn (Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết, xưa các cụ đã dùng nồi đồng – chủ yếu làm từ đồng đỏ để nấu rượu. Nếu những nồi đồng đó để ẩm, có muối thì sẽ thôi ra rỉ đồng độc hại có màu xanh, chỉ cần chà xát, rửa đi là sạch. "Nhưng đó là ngày xưa các cụ dùng, chứ ngày nay có nhiều vật dụng làm đồ nấu rượu, đựng rượu tốt hơn nên nồi đồng, ly đồng không còn phổ biến nữa"- GS.TS Trần Hồng Côn nói.
Cũng theo GS.TS Trần Hồng Côn, ly đồng nếu đựng rượu lạnh (không có dấm), độ cồn thấp và không có dấu hiệu thôi nhiễm thì dùng được, bởi kim loại không thôi ra và gây hại cho người uống với rượu có hàm lượng thấp (từ 45 độ trở xuống).
Nếu ly làm bằng chất liệu đồng dùng uống rượu mà có rỉ màu xanh thôi ra thì hàm lượng rượu đó phải rất cao mới gây phản ứng hóa học đó.
Ngọc Hà

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ
Sống khỏe - 22 phút trướcXét nghiệm HIV trong thai kỳ là bước khởi đầu cho việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và tiếp cận điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV. Tuy nhiên, nỗi sợ bị cộng đồng kỳ thị đã khiến nhiều phụ nữ mang thai từ chối xét nghiệm sàng lọc.

Loại thịt có nhiều protein nhất, 2 lạng đủ nhu cầu cả ngày
Sống khỏe - 2 giờ trướcChỉ cần ăn 200g (2 lạng) thịt gà không da hoặc ức gà mỗi ngày, bạn sẽ nhận được hơn 50g protein.

1 loại thực phẩm là "vua bổ xương", "thuốc chống ung thư tự nhiên": Rất sẵn ở Việt Nam
Sống khỏe - 3 giờ trướcCực kỳ bổ dưỡng mà giá lại rẻ bèo, loại hạt này chính là “thuốc bổ” nên có trong mâm cơm mỗi gia đình Việt.

"Thủ phạm" thiểu năng tuần hoàn não và cách phòng ngừa
Sống khỏe - 6 giờ trướcThiểu năng tuần hoàn não ngày càng có xu hướng trẻ hóa với nguyên nhân chính là máu cung cấp tới não bị thiếu hụt. Điều này làm cho tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên giảm khả năng chi phối hoạt động ở các cơ quan khác.

Điều gì xảy ra khi bạn ăn đồ ngọt? Đây là 4 thời điểm cơ thể cần đồ ngọt, nên bổ sung đúng để cải thiện sức khỏe
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Ăn đồ ngọt khi cơ thể có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi... sẽ làm tăng đường huyết, giúp ổn định tâm trạng, cải thiện nhịp tim và lấy lại thăng bằng cho cơ thể.

8 tư thế yoga kích thích tiêu hóa, kiểm soát cholesterol
Sống khỏe - 8 giờ trướcCholesterol cao là hậu quả của chế độ dinh dưỡng, vận động không hợp lý và là nguy cơ cao dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Việc điều chỉnh lối sống, trong đó có thực hành các tư thế yoga hàng ngày có thể giúp bạn kiểm soát tốt cholesterol.

7 động tác có thể thực hiện ngay giúp giảm đau lưng, mỏi vai gáy cho dân văn phòng
Sống khỏe - 23 giờ trướcViệc dành hàng giờ ngồi trước máy tính có thể gây ảnh hưởng đến các cơ vùng lưng, hông, cổ và vai, nhất là dân văn phòng. Có thể giảm đau, mỏi vai gáy, lưng bằng các bài tập tại chỗ đơn giản dưới đây…

Nữ sinh lớp 9 tử vong trong giờ tập thể dục mắc bệnh mà không biết, đây là 7 dấu hiệu cảnh báo tuyệt đối không chủ quan!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh lý tim mạch tiềm ẩn cướp đi sinh mạng của nữ sinh lớp 9 trong giờ tập thể dục có triệu chứng liên quan đến các vấn đề tim, nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác.

9 công dụng tuyệt vời của hạt vừng đối với sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcVừng được coi là thực phẩm kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Mẹ bầu ăn dứa có giúp chuyển dạ nhanh?
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau về lợi ích của việc ăn dứa trong giai đoạn cuối của thai kỳ, sẽ kích thích mở cổ tử cung, giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng. Vậy thực hư việc này đúng hay sai?

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.