Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mã định danh: Tranh cãi toàn chuyện… đã làm

Thứ hai, 12:03 01/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Sau chuyện Bộ Tư pháp và Bộ Công an cùng song song tiến hành 2 đề án là “Dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư” và “Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia”, dư luận mới biết trước đây Việt Nam từng được giúp đỡ để thiết lập loại cơ sở dữ liệu này một cách rất khoa học, bài bản. Thậm chí, một kho ID (mã số công dân) từng được dựng lên, đủ cho Việt Nam dùng… 100 năm nữa. Tuy nhiên, đã có những biến chuyển về tổ chức, chính sách.

Mã định danh: Tranh cãi toàn chuyện… đã làm 1
Quản lý dân cư theo hộ khẩu đã trở nên lạc hậu. Ảnh: Việt Nguyễn
 
Làm từ năm 1997

Không cho bộ nào “cát cứ” đề án mã định danh

Trả lời PV Báo GĐ&XH tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 29/3, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Nếu xây dựng được hệ thống dữ liệu dùng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí cả doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích rất lớn. Chính phủ chủ trương không bao giờ để một bộ, ngành nào “cát cứ” trong việc này”.

Những thông tin đầy hấp dẫn mà 2 ngành Công an và Tư pháp vừa nêu ra mấy ngày qua về mã số định danh công dân như “một con số dùng cả đời”, “không phải sử dụng nhiều loại thẻ, giấy tờ”, “chấm dứt tình trạng viết hồ sơ mỏi tay mỗi lần có giao dịch”… Thế nhưng, hơn chục năm trước, tháng 7/1997, một dự án có mục tiêu tương tự, giữa Chính phủ Hoàng gia Na Uy và Chính phủ Việt Nam đã được ký kết triển khai thí điểm đăng ký dân số tại 3 tỉnh Hà Tây (cũ), Bình Thuận và Tây Ninh với khoản hỗ trợ 7,5 triệu curon (tương đương 1 triệu USD). Trung tâm dữ liệu Chính phủ Hoàng gia Na Uy (SDS) và Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ khi đó được giao thực hiện. Sau khi chờ xem xét phê chuẩn dự án chính, đến tháng 2/2000, Chính phủ Na Uy tiếp tục trợ giúp thêm 1,8 triệu curon nhằm triển khai dự án giai đoạn chuyển tiếp.

Những người làm dự án này khi đó đang háo hức chờ đợi mô hình đăng ký dân số mới cho Việt Nam ra đời, học theo các nước Bắc Âu, rồi mỗi công dân Việt Nam sẽ có ID riêng – một con số mang tính quốc gia, sử dụng trọn đời. Thậm chí, ngành Dân số và đối tác còn đang xây dựng đề án chính với khoản cam kết viện trợ tới 10 triệu Euro. Nhưng rất tiếc, sau đó, vì thay đổi tổ chức, Bộ Công an được giao công việc này, rồi Na Uy rút lui. Mã số ID đáng mơ ước kia đến ngày nay vẫn là… ước mơ. Ngành Dân số sau này vẫn triển khai lấy dữ liệu dân cư, đã phủ đến 98% dân số Việt Nam và thường xuyên cập nhật, nhưng chỉ dùng cho công tác của ngành mình.

Theo tài liệu do TS Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dữ liệu Dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ), nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án “Đăng ký dân số” Việt Nam – Na Uy cung cấp, từ giai đoạn chuyển tiếp, dự án đã xác định việc sử dụng mã số định danh cá nhân quốc gia (gọi tắt là mã định danh). Số ID trong hệ thống đăng ký dân số sẽ đáp ứng tất cả các điều kiện: Là con số mang tính quốc gia sử dụng cho toàn bộ dân cư trong vòng 200 năm mà không bị lặp lại; Sử dụng suốt đời để tránh tình trạng lẫn lộn dữ liệu của các cá nhân… Và nếu có chính sách, văn bản pháp lý hỗ trợ, dự án này đến nay đã xong xuôi, thay vì còn đang “giẫm chân”, “tranh giành”, “thí điểm” như chuyện Công an – Tư pháp vừa qua.

Qua tìm hiểu hồ sơ, chúng tôi được biết, tháng 2/2008, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ngành Dân số bàn giao toàn bộ hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định “Đăng ký dân số và Hệ cơ sở dữ liệu về dân cư” và kết quả thực hiện công tác quản lý dân số cho Bộ Công an tiếp tục thực hiện. Tháng 7/2008, Bộ Công an thành lập Ban chỉ đạo xây dựng dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tháng 11/2010, Bộ này lại điều chỉnh nhân sự Ban chỉ đạo. Theo đó, Ban chỉ đạo có 14 thành viên ở các bộ, ngành khác nhau. Nhưng theo TS Nguyễn Quốc Anh, một số ủy viên ban đầu được mời họp, dần dần rồi… thôi. Đến tháng 3/2013, cơ sở dữ liệu dân cư mà Bộ Công an tiếp quản vẫn chưa hình thành.

Tin Dân số hơn Công an

Sau bao nỗ lực giúp đỡ cả bằng nhân lực lẫn tài chính, đối tác Na Uy đã rút khỏi dự án mà Ủy ban DS-KHHGĐ khi đó đang làm. Các nguyên nhân được lý giải là: Việt Nam đã chậm trễ trong việc phê duyệt dự án chính; Ủy ban DS-KHHGĐ từ một cơ quan ngang bộ chuyển thành Tổng cục thuộc Bộ Y tế nên không còn một số chức năng quan trọng phục vụ dự án; Tiếp nhận lại là ngành Công an – cơ quan phi dân sự, trái với mục tiêu của phía Na Uy. Dù vậy, dưới sự giúp đỡ của Na Uy, cơ sở dữ liệu về dân cư mà Tổng cục DS-KHHGĐ sau đó tiếp tục thu thập, hiện đã thành hệ thống hiện đại, cập nhật, luôn được đánh giá cao nhất.

TS Nguyễn Quốc Anh thông tin, khi Ủy ban DS-KHHGĐ xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các bộ ngành đồng ủng hộ, riêng Bộ Công an lại muốn “giành”. “Trước đây, ngay tại cuộc họp Chính phủ, bên Công an đã lên tiếng cho rằng ngành Dân số thu thập thông tin bằng các đội ngũ cộng tác viên và cán bộ chuyên trách – không thuộc biên chế nhà nước nên tính chính quy không đảm bảo, còn Công an thì có đội ngũ chính quy, có sao có gạch, mới là chính thống”, TS Nguyễn Quốc Anh nói. Nguyên Giám đốc BQL dự án Đăng ký Dân số còn cho biết, khi Na Uy vào giúp Việt Nam, họ đã yêu cầu dẫn đi khảo sát hệ thống của tất cả các bộ ngành, cuối cùng họ chọn Dân số. “Chúng tôi đã đưa đối tác tới Công an, Tư pháp, Thống kê... Na Uy lý giải, ngành Dân số có bộ máy cán bộ đến từng nhà người dân”, TS Nguyễn Quốc Anh nói.

“Hồi đó các Bộ Ngoại giao, Tư pháp và nhiều ngành khác rất ủng hộ, bảo phải làm ngay, cái này là phương thức quản lý hiện đại. Quản lý theo hộ khẩu (Công an thực hiện) bây giờ chỉ còn Việt Nam và một vài nước làm. Người ta đã giúp, chuyển giao công nghệ, đã phải cho giai đoạn chuyển tiếp dự án để chờ ban hành Nghị định nhưng cuối cùng lại không phê duyệt đề án chính… Khi Chính phủ đã có chủ trương giao cho Bộ Công an, tôi có thông báo cho phía Na Uy nhưng họ bảo rằng đây là nguồn viện trợ ODA nhân đạo, không thể nào mà giúp một cơ quan phi dân sự. Sở dĩ Na Uy chọn ngành Dân số vì họ hướng tới mục tiêu làm sao cơ sở dữ liệu này giúp cải cách hành chính, phục vụ mọi người dân. Họ thấy rằng Ủy ban DS-KHHGĐ khi đó có bộ máy đến tận từng hộ gia đình. Đấy mới cách tiếp cận hiện đại, dân chủ”, TS Nguyễn Quốc Anh cho biết thêm.
 
Mã định danh: Tranh cãi toàn chuyện… đã làm 2
Đã có kho ID đủ dùng 100 năm

TS Nguyễn Quốc Anh: “Hồi làm với Na Uy đã cấp thử số ID rồi, đã làm một kho số khoảng 200 triệu ID, sử dụng trong vòng 100 năm không ai trùng với ai. Sau đó, Ủy ban DS-KHHGĐ giải thể, nên đành phải bỏ ID ở cơ sở dữ liệu đi vì chỉ là cấp Tổng cục”.

Việt Nguyễn

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top