Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO
GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy; phổi tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng.
Ngày 5/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có bệnh nhân nặng phải đặt ECMO.
Điển hình là trường hợp ông L.V.T (58 tuổi, ở Sơn Dương, Tuyên Quang). Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhẹ nhưng không duy trì việc dùng thuốc đều đặn. Ngoài ra, ông đã từng hút thuốc lá và thuốc lào suốt 30 năm, tuy nhiên, đã bỏ thuốc cách đây 10 năm.
Khoảng ba tuần trước khi nhập viện, ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt và khó thở. Ông tự điều trị tại nhà trong suốt một tuần tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân nhập viện tại cơ sở y tế và được xét nghiệm cúm A với kết quả dương tính.

Nhiều bệnh nhân mắc cúm nguy kịch đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC.
Mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng tình trạng khó thở của bệnh nhân ngày càng trầm trọng, dẫn đến suy hô hấp nặng và phải tiến hành đặt ống nội khí quản. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân hết sốt. Tuy nhiên sau đó, sốt cao đã tái phát lên tới 39 độ, xét nghiệm dịch phế quản phát hiện vi khuẩn, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh chóng và tiến tới sốc nhiễm trùng.
Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy. Phổi bệnh nhân tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng. Chụp phim phổi cho thấy tổn thương lan rộng khoảng 80-90%, gần như mất hoàn toàn chức năng thông khí. Chỉ số CO2 trong máu tăng rất cao.
Tình trạng suy hô hấp không cải thiện, ông được chỉ định đặt ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Sau khi đặt ECMO, các chỉ số sinh tồn của ông tạm thời ổn định nhưng tình trạng sốc và nhiễm trùng nặng vẫn cần theo dõi chặt chẽ.
Ngoài trường hợp trên, ông V.V.U (62 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh) cũng mắc cúm A nặng vì có bệnh nền. Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong 7 năm qua, tuy nhiên việc kiểm soát bệnh lý không được tốt. Bệnh nhân ít đi khám định kỳ, không theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Trong vòng một năm qua, bệnh nhân đã phải nhập viện khoảng 5 lần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại cơ sở y tế 2 ngày, nhưng tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn, buộc phải đặt ống nội khí quản. Sau khi có kết quả xét nghiệm cúm A dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương.
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân trong tình trạng đã đặt ống nội khí quản do suy hô hấp nặng. Sau 2 tuần điều trị, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải duy trì đặt ống nội khí quản và ăn qua sonde dạ dày do không thể tự ăn.
Thận trọng với cúm A
ThS.BS Võ Đức Linh, Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết: Cúm A ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, những bệnh nhân đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh. Trường hợp của bệnh nhân U tình trạng suy hô hấp tăng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày, khiến bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản trong thời gian ngắn.

Các bác sĩ khuyến cáo, không chủ quan khi mắc cúm A. Ảnh: BVCC.
Theo BS Linh, đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để điều chỉnh thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý nền cần tiêm vaccine phòng cúm hàng năm. Cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
ThS BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh: Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đang tạng và thậm chí tử vong.
Ngoài ra, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng.
Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước phát triển quan trọng sau 5 năm kiến tạo và lan tỏa mô hình tham vấn học đường tại Việt Nam.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 4 ngày trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?
Y tế - 5 ngày trướcLiên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.