Mắc sai lầm này khi uống cà phê sẽ khiến bạn già đi trông thấy, rút ngắn tuổi thọ
GĐXH - Cà phê có nhiều tác động cả tiêu cực và tích cực đối với sức khỏe. Vì vậy cần tránh tối đa tác dụng phụ của cà phê.

Cà phê là thức uống có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện khả năng tập trung, cung cấp năng lượng khi cần, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và tiểu đường... Tuy nhiên, nếu duy trì 4 thói quen khi uống cà phê sau đây sẽ khiến bạn lão hóa nhanh, gây hại cho sức khỏe và làm giảm tuổi thọ:
Thay thế bữa sáng bằng cà phê

Ảnh minh họa
Nhiều người có thói quen thay bữa sáng bằng một ly cà phê. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế đánh giá rằng việc này là sai lầm, vì bữa ăn sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Việc bỏ bữa sáng có thể khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, và việc thay thế bằng cà phê sẽ dẫn đến một số biến chứng nặng nề.
Thêm quá nhiều chất tạo ngọt

Ảnh minh họa
Có nhiều người không chịu được vị đắng của cà phê nên thường có thói quen bỏ thêm một số chất tạo ngọt như sữa, đường để làm tăng vị. Tuy nhiên, việc tiêu thụ một lượng đường cao hơn nhu cầu cần thiết sẽ gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể là khiến bạn trông lão hóa nhanh hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng hấp thụ một lượng đường lớn cũng gây giảm các hoạt động thể chất.
Uống cà phê thay nước

Ảnh minh họa
Nước là một chất quan trọng của cơ thể, giúp cho cơ thể hoạt động hiệu quả, không thể thay thế. Nhưng nhiều người lại cho rằng uống cà phê cũng có thể thay thế được nước. Tuy nhiên, đây lại là một điều sai lầm, vì theo nghiên cứu, cà phê không những không giúp bổ sung nước mà còn khiến cho cơ thể bị mất nước.
Các chuyên gia y tế cho rằng, việc sử dụng các thức uống có chứa caffein có thể gây mất nước và ảnh hưởng xấu đến làn da, hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và các khớp, khiến bạn nhanh chóng bị lão hóa.
Uống cà phê vào ban đêm

Ảnh minh họa
Nếu lựa chọn thời điểm uống cà phê thì thời điểm thích hợp nhất là sau bữa ăn sáng. Không nên uống vào buổi chiều và đặc biệt là buổi tối. Lý do là vì caffeine là một chất kích thích, có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khiến cho cơ thể bị tàn phá về sự miễn dịch, tâm trạng cũng như năng lượng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một đêm mất ngủ có thể làm các tế bào trong cơ thể bị lão hóa nhanh hơn, dẫn đến các bệnh liên quan đến tuổi tác xuất hiện sớm hơn.
Nên uống bao nhiêu cà phê là đủ?
Độ nhạy cảm với caffeine ở mỗi người là khác nhau. Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), không nên sử dụng quá 400mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 4-5 tách cà phê, mỗi tách 240ml).
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), phụ nữ mang thai không nên dùng quá 200 mg, tương đương hai ly cà phê mỗi ngày. Hàm lượng caffeine cao có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này, thậm chí gây sảy thai.
Những người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế, hoặc loại bỏ hoàn toàn cà phê khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 7 phút trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi
Sống khỏe - 47 phút trướcBị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 15 giờ trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa
Sống khỏe - 19 giờ trướcSKĐS - Tiêu thụ thực phẩm tốt sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là năm loại thực phẩm thân thiện với đường ruột nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày…

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng ở phụ nữ
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư vòm họng là bệnh lý ác tính gây tử vong cao, các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, do đó bệnh thường được phát hiện muộn. Ngày càng có nhiều ca ung thư vòm họng ở nữ giới được ghi nhận và có xu hướng trẻ hóa.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...