5 sai lầm khi ăn lẩu khiến nội tạng bị tàn phá, điều thứ nhất bạn trẻ Việt đang thích mê!
GĐXH - Lẩu có thể coi là món ăn phù hợp với tất cả mọi người vì nguyên liệu đơn giản và vô cùng đa dạng từ rau tới thịt. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh những sai lầm dưới đây.
Những ai hay ăn lẩu cần chú ý một tránh những điều sau đây để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình:
Ăn nhiều viên thả lẩu
Một trong những topping lẩu được các bạn trẻ ưa thích nhất đó là các loại thịt viên tổng hợp như cá viên, bò viên, tôm viên, thanh cua... đây là món dễ ăn, hợp khẩu vị với nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì đây là thực phẩm mà bạn không nên ăn nhiều. Chúng có thể được làm từ phần thịt vụn, thịt thừa, kém chất lượng và không còn tươi ngon.
Các loại thịt viên này trông thì bắt mắt nhưng thành phần thịt rất ít, chủ yếu là bột và các chất phụ gia, hương liệu. Đáng lo ngại hơn là nhiều nơi nhập các món viên sẵn theo số lượng lớn, bao bì không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, gây nguy hại tới người dùng.

Ảnh minh họa
Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều
Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.
Ăn lẩu quá nóng
Lẩu là món ăn nóng, đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc ăn lẩu quá nóng có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối. Thức ăn vừa được gắp ra từ nổi lẩu sôi sùng sục rất dễ làm thổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Ngoài ra, các loại lẩu cay kèm với nhiệt độ cao sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên gắp đồ ăn từ nồi lẩu ra bát và để nguội bớt rồi mới thưởng thức.
Ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.
Ăn lẩu nóng, uống nước lạnh
Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Ảnh minh họa
Lưu ý, không kết hợp các thực phẩm sau trong nồi lẩu
Ăn lẩu đúng cách cần chú ý đến việc kết hợp các loại rau củ, các loại thịt để không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Cần hạn chế nhúng các loại rau dễ gây ngộ độc như dọc mùng, giá đỗ, hoa thiên lý, nấm.
- Đối với lẩu hải sản: Không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua...có thể gây ngộ độc.
- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi vì khi kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng.
- Rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê
Y tế - 1 phút trướcLà nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), Thiếu tá N.V.C vẫn trong tình trạng hôn mê.

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Ăn vặt có thể giúp cho lượng đường trong máu của trẻ trở nên ổn định hơn, nhất là khi sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Không nên ăn ức gà thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài với hàm lượng lớn. Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa protein và tích tụ nhiều cholesterol, tạo gánh nặng cho gan và thận…

Công dụng của Omega-3 đối với mắt
Sống khỏe - 5 giờ trướcHiện nay, việc có một đôi mắt khỏe cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc, trong đó việc bổ sung Omega-3 hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp với thể trạng là điều không thể thiếu.

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcUng thư gan là một căn bệnh ác tính. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng cũng có một số cần hạn chế.

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcTheo các chuyên gia y tế, đây là một số thực phẩm mà người bệnh suy giáp nên tránh dùng quá nhiều.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?
Sống khỏe - 9 giờ trướcTay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?
Y tế - 9 giờ trướcTrải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"
Bệnh thường gặp - 11 giờ trước"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.