Mầm COVID-19 tiềm ẩn từ dòng người về quê không tuân thủ phòng dịch
GiadinhNet - Về từ vùng dịch vẫn "tung tăng" di chuyển nhiều nơi thay vì theo dõi sức khoẻ ở nhà, chị D.V (37 tuổi) khiến một con phố ở quận trung tâm Hoàn Kiếm phải phong toả.
Chiều 17/10, Hà Nội công bố ghi nhận thêm 15 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 5 người từ vùng có dịch trở về. Trước đó, ngày 16/10, Hà Nội phát hiện 10 ca dương tính trở về từ TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương.
Điều đáng nói là đã có trường hợp không tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch. Như trường hợp chị N.T.D.V (37 tuổi, trú tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội), đang ở cùng bạn tại số 8 phố Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Từ ngày 11 đến 12/10, chị V đã đi ô tô chung từ TP HCM về Hà Nội. Sau đó, chị V đã đi đến nhiều nơi (tới nhà bạn, đi làm tóc, làm nail) và tiếp xúc với rất nhiều người trên địa bàn thành phố.
Chỉ đến 23h ngày 15/10, khi nhận được thông tin 2 người đi cùng ô tô ra Hà Nội đã trở thành F0, chị mới làm test nhanh. Phát hiện nhiễm bệnh, chị mới thông tin cho Trạm Y tế phường Cửa Nam.
Lúc 2h sáng 16/10, ngay sau khi nắm thông tin về ca bệnh, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân này và gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định chị dương tính SARS-CoV-2.

UBND phường Cửa Nam đã tạm thời phong tỏa phố Đình Ngang vì liên quan dịch tễ của người phụ nữ từ TP HCM về mắc COVID-19. Ảnh: TTXVN
9F1 của trường hợp này ở nhiều phố, nhiều quận đã được xác định. UBND phường Cửa Nam đã tạm thời phong tỏa phố Đình Ngang và phối hợp lấy 119 mẫu xét nghiệm RT-PCR (gồm các trường hợp F1 và người dân trong khu vực tạm thời phong tỏa) gửi CDC Hà Nội. Các F1 cũng đã được đưa đi cách ly tập trung và thực hiện cách ly tại nhà với các F2.
Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội - cho rằng, người trở về Hà Nội từ các vùng có dịch càng nhiều, nguy cơ số ca nhiễm sẽ nhiều lên. Thực tế, một thống kê của Bộ Y tế tuần trước cho thấy có khoảng 180.000 người từ vùng dịch trở về 43 tỉnh/thành trong tuần đầu tháng 10, trong đó hơn 1.000 người xét nghiệm kết quả dương tính.
Một chuyên gia cao cấp về y tế dự phòng cho rằng, người về quê đợt này chủ yếu là từ các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng cao, trong số họ có thể có những F0. Thậm chí, những người đã tiêm đủ hai mũi vacicne COVID-19 vẫn có thể bị nhiễm bệnh và lây cho người khác, chưa nói đến chuyện có không ít người về quê chưa được tiêm vaccine.
"Những người từ vùng dịch về có thể mang theo mầm bệnh, nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến dịch bệnh bùng phát. Do đó, tùy theo tình hình tại từng địa phương nên cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà đối với người trở về từ các địa phương có dịch" - vị chuyên gia khuyến cáo.
Ý thức tự giác của người dân trở về từ vùng dịch
Để tránh nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng đòi hỏi ý thức tự giác của mỗi người và sự theo dõi, giám sát chặt của tổ COVID cộng đồng, chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, thực tế di chuyển của bệnh nhân N.T.D.V những ngày qua cho thấy, người phụ nữ này đã không tự theo dõi sức khoẻ tại nhà mà đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người, khiến gia đình, cộng đồng xung quanh ảnh hưởng.
Tại Hà Nội, người dân đi về từ vùng dịch phải ký cam kết tuân thủ nghiêm theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú (trong vòng 7 ngày), khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7, được hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định. Đối với trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và tư vấn kịp thời.
Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, những trường hợp trở về từ các địa phương có dịch cũng được coi như những ca nhập cảnh. Do đó, để quản lý tốt những trường hợp này cần có sự phối hợp liên ngành thật chặt chẽ. Hiện nay, việc cung cấp danh sách những trường hợp trở về bằng đường hàng không tương đối đầy đủ, nhưng với đường bộ và đường sắt thì việc cung cấp danh sách này còn nhiều khó khăn.
Ngày 15/10, Bộ Y tế có công văn gửi các địa phương đề nghị chủ động theo dõi chặt chẽ người về từ các địa phương, khu vực có dịch COVID-19 vừa hết giãn cách, nhất là từ các địa phương có số mắc COVID-19 cao (như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...).
Cùng đó, các địa phương thực hiện xét nghiệm, căn cứ tình hình thực tế để tổ chức cách ly phù hợp (cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà), theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ.
Bộ cũng đề nghị các địa phương thống kê số lượng người về từ các địa phương, khu vực có dịch COVID-19 kể từ ngày 7/10 đến nay, hàng ngày gửi thông tin về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Trong công điện gửi các địa phương hôm 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc người dân di chuyển về quê là nhu cầu chính đáng, nhưng nếu không tổ chức tốt việc đưa đón, để người dân tự đi sẽ dẫn tới nguy cơ dịch bệnh lây lan. Các tỉnh thành nơi đến có trách nhiệm đón, nhận bàn giao và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch theo yêu cầu.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.