Máu nhân tạo truyền cho mọi nhóm máu
Máu có thể lưu trữ ở nhiệt độ thường trong hơn một năm, bệnh nhân không cần làm xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền.
Các nhà nghiên cứu Đại học Y khoa Quốc phòng Nhật Bản đã thử nghiệm truyền máu nhân tạo trên cơ thể 10 con thỏ bị xuất huyết nghiêm trọng. Kết quả, 6 con sống sót, đạt tỷ lệ tương đương khi truyền máu thật, không có trường hợp nào đông máu.
Thiếu hụt tế bào tiểu cầu và hồng cầu nghiêm trọng ở người có thể dẫn đến tử vong. Hiện, thời gian lưu trữ tối đa các tế bào tiểu cầu và hồng cầu lần lượt là 4 và 20 ngày. Các cơ sở y tế luôn phải đảm bảo dự trữ một lượng lớn tiểu cầu và hồng cầu hiến thuộc tất cả các nhóm máu cho trường hợp khẩn cấp.
Các đơn vị hồng cầu và tiểu cầu của nhóm máu nhân tạo được nhón nhà nghiên cứu đặt trong các túi liposome nhỏ có nguồn gốc từ màng tế bào để cầm máu và chuyển oxy.

Mẫu máu nhân tạo do nhóm nghiên cứu tìm ra. Ảnh: Asahi Shimbun |
Thông thường, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền. Vì vậy nhân viên cấp cứu y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe không được truyền máu trong xe cứu thương.
Khi sử dụng máu nhân tạo, những bệnh nhân bị thương nặng có thể được điều trị trước khi đến bệnh viện, nhờ vậy khả năng sống sót cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu nhóm máu dự trữ từ người hiến.
"Máu nhân tạo sẽ tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân sống ở vùng sâu vùng xa bởi rất khó dự trữ đủ lượng máu ở các khu vực này", ông Manabu Kinoshita, phó giáo sư miễn dịch học tại Đại học Y khoa Quốc phòng, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Mỹ Transfusion.
Theo Asahi Shimbun/VnExpress

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 12 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 15 giờ trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 15 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 20 giờ trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 23 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.