Mẹ cho con uống vitamin D3 từ lúc lọt lòng mà không biết cách tăng cường hấp thu
Từ khi lọt lòng, trẻ cần được cho sử dụng vitamin D3 để hấp thu canxi giúp tăng trưởng và phát triển chiều cao tối ưu, cải thiện các triệu chứng thiếu hụt canxi như khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn.... Tuy nhiên, đây là vitamin tan trong dầu, khó hấp thu mà nhiều bà mẹ đều không biết cách để tăng cường hấp thu, đảm bảo bổ sung đầy đủ loại vitamin này cho con.
Theo PGS.TS. BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó Viện trưởng - Viện dinh dưỡng Quốc gia: "Các nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cho thấy, thực trạng thiếu vitamin D3 ở người Việt Nam tương đối cao, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có đến 58% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin D3.

Bổ sung vitamin D3 đầy đủ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ như phát triển hệ xương, chiều cao, nâng cao đề kháng,...
Trong khi đó, theo khuyến nghị, trẻ sau khi sinh ngày đầu tiên đã có thể bổ sung vitamin D3. Bởi dù trong sữa mẹ cũng có nguồn vitamin D3 nhưng theo nghiên cứu hàm lượng chỉ đạt 50 UI/l,chỉ đáp ứng được ~10% nhu cầu khuyến nghị. Với trẻ dưới 1 tuổi, trẻ cần đến 400 UI/ngày và trên 1 tuổi, nhu cầu này là 600 UI/ngày.Thông thường, vitamin D3 có thể tự tổng hợp dưới tác động của mặt trời, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tắm nắng mang đến nhiều nguy hại trên mắt và da của trẻ, hại nhiều hơn lợi.
Do đó, việc bổ sung vitamin D3 theo đường uống cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên, hạn chế khi bổ sung đường uống cho trẻ đến từ sự hấp thu kém của loại vitamin này. Vitamin D3 thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, có độ hấp thu không ổn định, dao động từ 55 - 99%, chính vì vậy, mặc dù trẻ uống đúng hàm lượng khuyến cáo nhưng hấp thu vào cơ thể lại không đủ. Do đó, nếu các cha mẹ không hiểu rõ được điều này, sẽ dẫn đến việc bổ sung dưỡng chất cho con không chính xác, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.

Vitamin D3, vitamin K2,.. là loại hoạt chất tan trong dầu nên khó hấp thu nếu ba mẹ không biết bổ sung đúng cách
Vitamin D3 là một trong những loại vitamin vô cùng quan trọng với cơ thể và có rất nhiều tác dụng. Vitamin D3 tham gia vào quá trình hấp thu canxi ở ruột và thận, hỗ trợ quá trình vận chuyển canxi về lắng đọng tại xương, giúp bé tăng trưởng chiều cao và phát triển hệ xương răng chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D3 còn thúc đẩy các tế bào miễn dịch tăng sinh và hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ trẻ tối đa khỏi các bệnh lý nhiễm trùng. Vì thế, nên khi trẻ thiếu vitamin D3 có thể dẫn tới còi xương, sức đề kháng suy giảm dễ mắc một số bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ mặc dù đã biết được tầm quan trọng của vitamin D3 và có bổ sung thường xuyên cho con, nhưng lại không chú ý đến việc cơ thể con hấp thu được bao nhiêu. Theo chuyên gia, để hấp thu tối ưu các hoạt chất tan trong dầu như vitamin D3, vitamin K2, vitamin A, vitamin E,...việc ứng dụng các công nghệ bào chế để giữ được sự ổn định và tăng hấp thu của hoạt chất là cần thiết với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Gia đình chị N.T.Đ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: "Gia đình luôn chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con, nhất là vitamin D3, vitamin K2, vitamin A,... Tuy nhiên, qua theo dõi, ba mẹ thấy rằng con vẫn phát triển chậm về chiều cao, sức đề kháng,... dù đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Vì vậy, gia đình nhận thấy, nếu chỉ bổ sung các chất này qua nguồn thực phẩm dinh dưỡng thì vẫn chưa đủ bởi cơ thể con khó có thể hấp thu đầy đủ theo lượng khuyến cáo. Do đó, gia đình cũng lo lắng và mong muốn tìm cách giúp con hấp thu đủ các chất dinh dưỡng quan trọng này."

Yếu tố hấp thu góp phần quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ
PGS.TS. BS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc chú trọng tới yếu tố hấp thu dinh dưỡng ở trẻ tại hội thảo "Emuldrop - Đột phá công nghệ bào chế, tối ưu hấp thu hoạt chất thân dầu" diễn ra gần đây. Bà nói: "Khả năng hấp thu của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Việc trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất, hay đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi cũng là do một phần nguyên nhân đến từ vấn đề hấp thụ của cơ thể trẻ".
Cũng tại hội thảo này, Ths. BS người Ý, ông Fabio Lucca chia sẻ: "Các công thức dược phẩm thường gặp khó khăn trong việc làm cho các hoạt chất ổn định, có thể hấp thu được từ ruột sau khi uống. Công nghệ mới có thể giúp giải quyết được vấn đề này. Đây là công nghệ có khả năng tăng hấp thu gấp 13 lần.
Hơn thế, trẻ em luôn được xem là nhóm đối tượng cần được quan tâm chăm sóc, do đó hiệu quả và an toàn luôn được chúng tôi chú trọng trong quá trình phát triển công nghệ này".
Kết quả nghiên cứu so sánh công thức ứng dụng công nghệ này và các công thức truyền thống khác được tiến hành bởi các chuyên gia người Ý cũng hứa hẹn giải quyết vấn đề hấp thu ở trẻ, không chỉ với vitamin tan trong dầu như vitamin D3 K2,...mà còn là các hoạt chất kém tan khác.
Linh Nga

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 5 giờ trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 18 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 21 giờ trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 21 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.