Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ phát hiện con mắc bệnh Kawasaki nguy hiểm dù bác sĩ kết luận chỉ là sốt vi rút nhờ dựa vào điều này

Thứ tư, 14:00 18/07/2018 | Sống khỏe

Sau một “phen hú hồn” cùng với cô con gái bé nhỏ khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm - bệnh Kawasaki, bà mẹ đã gửi đi thông điệp khẩn thiết đến những bà mẹ khác.

Margaret Bradford, một bà mẹ đến từ bang Ohio, Mỹ đã chia sẻ một bài đăng trên Facebook về một trải nghiệm vô cùng nguy hiểm với cô con gái chưa đầy 1 tuổi Harper vào tháng 6 năm ngoái. Trong đó, bà mẹ 4 con đã nói về sức mạnh của bản năng làm mẹ đã cứu được mạng sống của con gái mình một cách kì diệu khỏi căn bệnh Kawasaki.

Bài đăng này nhanh chóng gây bão và thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng và lý do cũng vô cùng dễ hiểu: bởi vì nó đã đưa ra một thông điệp mà rất nhiều các bà mẹ cần phải lắng nghe, và nó cũng cho thấy những người mẹ có thể mạnh mẽ và phi thường đến mức nào.


Margaret và các con của mình.

Margaret và các con của mình.

Margaret bắt đầu bài đăng bằng việc khẳng định sức mạnh của bản năng "gấu mẹ" mà mỗi chúng ta đều có và rằng đây là thứ mà chúng ta tuyệt đối không bao giờ được phớt lờ: "Các bậc phụ huynh, tôi nói ra điều này với tất cả tấm chân thành mà tôi có, rằng bạn hiểu con bạn rõ hơn ai hết trên thế giới này. Bạn luôn ở bên cạnh con trong mọi thời điểm. Bạn thay từng chiếc tã, xoa dịu đi từng giọt nước mắt của con, hôn từng khoảnh khắc đáng yêu, vui mừng cổ vũ từng mốc phát triển, ôm con xua ta đi từng nỗi sợ hãi và vui cùng con trong từng nụ cười. Bạn hiểu con mình. Đừng bao giờ để bất kì ai khiến bạn cảm thấy rằng mình không phải là như thế".


Bức ảnh bé Harper được Margaret chia sẻ cùng bài đăng trên Facebook khi bé bị sốt cao.

Bức ảnh bé Harper được Margaret chia sẻ cùng bài đăng trên Facebook khi bé bị sốt cao.

Tiếp đó bà mẹ này giải thích những gì đã xảy ra. Con gái của Margaret, bé Harper bị sốt li bì trong 3 ngày liên tiếp (khoảng 40 độ C) và cô đã cố gắng làm mọi thứ có thể để con cảm thấy khỏe hơn. Không muốn nóng vội đưa con đến gặp bác sĩ, cô đã dùng rất nhiều những biện pháp chữa trị tại nhà: "Tôi không phải kiểu người đổ xô tìm gặp bác sĩ khi con có bất kì triệu chứng gì. Tôi làm tất cả mọi thứ như tôi vẫn làm khi các con ốm. Tôi ôm hôn con, cho con uống thuốc và chữa cho con trong mọi khả năng của mình". Nhưng sau 3 ngày, cơn sốt vẫn tiếp tục tăng cao nên Margaret quyết định đưa con đến phòng cấp cứu. Khi hai mẹ con đến bệnh viện, không may thay tất cả những lo lắng của Margaret về tình trạng sức khỏe của con mình đều bị bác sĩ "phủi" hết và họ quyết định không làm bất kì kiểm tra nào mà đáng ra nên được thực hiện, đặc biệt là với tình trạng nguy hiểm của Harper.

"Bác sĩ ở đó nhìn thấy con bé, nghe kể về tình trạng của con tôi, và sau khi chụp X quang vùng bụng, kiểm tra UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu), bác sĩ đã nói rằng tôi chỉ là một bà mẹ trẻ không biết gì. Những kiến nghị tôi đề ra yêu cầu những kiểm tra chuyên sâu hơn – xét nghiệm máu và cột sống đều bị phớt lờ. Cuối cùng chúng tôi bị cho xuất viện với lời chẩn đoán "có thể chỉ là sốt vi-rút thôi, cô bé sẽ khỏe lại".

Nhưng cũng như Margaret nhận định, vị bác sĩ đó đã sai.


Hai mẹ con Margaret và Harper.

Hai mẹ con Margaret và Harper.

Khi Harper bị sốt cao đỉnh điểm đến 41 độ vào ngày tiếp sau đó, linh cảm của người mẹ đã mách bảo cô rằng một điều gì đó cực kì nghiêm trọng đang diễn ra, và thay vì nghe lời bác sĩ chỉ xem đó như là một cơn sốt vi-rút, bà mẹ này đã ngay lập tức gọi điện đến văn phòng của bác sĩ gia đình và sau khi trao đổi với bác sĩ, giải pháp tốt nhất đã được đưa ra đó là đưa bé quay lại phòng cấp cứu Trẻ sơ sinh và yêu cầu được làm ngay những xét nghiệm mà trước đó đã bị từ chối.

Sau khi được kiểm tra bởi một bác sĩ khác, tình trạng của Harper được xác định là nghiêm trọng đúng như những gì mà Margaret đã nghĩ và những xét nghiệm lần lượt được thực hiện. Cuối cùng, bé Harper được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki, căn bệnh mà Margaret miêu tả là "một căn bệnh gây sưng tấy phía trong thành mạch máu và động mạch đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện ngay lập tức, tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch và aspirin để giảm khả năng hình thành máu đông trong tim".


Margaret muốn truyền tải thông điệp mạnh mẽ: Bạn hiểu rõ con mình hơn ai hết.

Margaret muốn truyền tải thông điệp mạnh mẽ: "Bạn hiểu rõ con mình hơn ai hết."

May mắn thay bé Harper đã khỏe hơn sau vài ngày được chữa trị và một tuần ở bệnh viện. Cô bé đã được về nhà và đang tiếp tục phục hồi.

Qua những chia sẻ này, Margaret nhấn mạnh thông điệp mà cô muốn các ông bố bà mẹ khác phải ghi nhớ: Bạn là người hiểu rõ con mình nhất, và đôi khi điều đó có nghĩa là bạn phải đi ngược lại và đấu tranh với rất nhiều điều để ủng hộ cho những gì mà con cần. Cô chia sẻ: "Tôi hiểu các con mình, và tôi biết khi một điều gì đó là sai một cách nghiêm trọng. Bạn cũng thế. Bạn là tiếng nói và sự ủng hộ của chính con mình… đừng để bất kì ai, dù họ có bằng cấp thế nào hay ý kiến của họ ra sao khiến bạn cảm thấy bạn không hiểu con. Bạn hiểu con mình rõ hơn ai hết và bạn có thể cảm nhận ngay khi có điều gì đó không ổn. Hãy nói ra, và nếu ai đó không nghe bạn, hãy nói to hơn cho đến khi họ nghe thấy. Con bạn đang dựa vào bạn khi bạn làm điều đó".

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...

Top