Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ tự làm "bác sĩ", con bị ngộ độc!

Thứ ba, 14:19 10/01/2017 | Sống khỏe

“Em nghĩ vitamin D vô hại nên mua cho con uống. Nào ngờ, bác sĩ lắc đầu vì kết quả xét nghiệm, con em bị ngộ độc vitamin D” – bà mẹ Đặng Vi hối hận.

Đừng làm thầy thuốc

Chiều 5/1, chúng tôi đến hiệu thuốc ở góc đường Nguyễn Thượng Hiền - Điện Biên Phủ, Q.3, chứng kiến một bà mẹ hỏi mua vitamin D bổ sung cho con. Nhân viên chỉ hỏi “bé mấy tuổi” rồi lấy ra một hộp vitamin D hiệu Ostelin dành cho trẻ từ 0-12 tuổi: “Loại này là tốt nhất. Hàng nào tốt, an toàn cửa hàng mới lấy về bán”.

Tìm kiếm trên mạng với cụm từ “bổ sung vitamin D cho trẻ em” sẽ nhận gần 500.000 kết quả trong 0,64 giây. Trong đó, có hàng ngàn tư vấn truyền miệng của các bà mẹ. Một bà mẹ than vãn: “Không biết vì sao con em hay quấy khóc, khó ngủ, bị giật mình, đổ mồ hôi, bú bị nôn ói…”, nhiều bà mẹ khác nhiệt tình hướng dẫn: “Chắc là bé bị thiếu canxi, thiếu vitamin D, bạn nên bổ sung vitamin D cho bé”.

Hàng loạt loại vitamin D được các “bác sĩ mẹ” truyền tai nhau như: loại nhỏ giọt hàng ngày, loại bổ sung định kỳ mỗi sáu tháng. Từ sản phẩm trong nước có giá vài chục nghìn đồng cho đến hàng của Úc, Pháp, Mỹ giá gần 300.000đ/chai 50ml. Vậy là các bà mẹ hồn nhiên mua về cho con uống.

Tuy nhiên, sau đó là sự hối hận vì con bị ngộ độc vitamin D như trường hợp của bà mẹ tên Đặng Vi đăng trên một diễn đàn ngày 25/10/2016: “Con em năm tháng tuổi, ngủ không ngon giấc, cứ hay quấy khóc về đêm, ngủ vặn mình, giật mình và đổ mồ hôi trộm… hỏi thăm thì ai cũng bảo thiếu vitamin D.

Sau đó chị Vi vào gặp “bác sĩ Google” chỉ dẫn cách tự bổ sung vitamin D cho con. “Em mua cho con uống vì nghĩ nó vô hại. Mới đầu, em cho con uống mỗi ngày một giọt, sau đó tăng lên hai - ba giọt/ngày. Sau tuần đầu bổ sung, con em thay đổi hẳn, uống sữa ngoan hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nghĩ mình đã tìm đúng “thuốc” nên em ngày nào cũng cho con uống vitamin D và phơi nắng buổi sáng đều đặn”.

Tuy nhiên, sau hơn 1,5 tháng, con của chị Vi có triệu chứng hay nôn trớ, biếng sữa trở lại, đi tiểu thường xuyên, bị táo bón, người lúc nào cũng mệt mỏi. “Đưa con đi khám, nghe kể các triệu chứng của bé và việc em cho con uống vitamin D, BS lắc đầu ngao ngán. Kết quả xét nghiệm, con em bị ngộ độc vitamin D. Em hối hận quá” – chị Vi chia sẻ.

Trẻ thành phố khác trẻ miền biển

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, vitamin D đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Nó tham gia vào quá trình hấp thu canxi, phốt pho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp, bài tiết nội tiết tố.

Nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ lượng vitamin D, có thể mắc bệnh còi xương, chậm lớn và sức đề kháng yếu... Tuy nhiên, vitamin D dù là dạng thực phẩm chức năng hay thuốc đều không được tự ý dùng, mà phải có chỉ định của bác sĩ.

Bởi vitamin D cũng gây biến chứng khá nặng như: ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ, gây thóp phồng, nôn ói, biếng ăn, mệt mỏi, khát nước, đi tiểu thường xuyên, táo bón, đau bụng, yếu cơ, đau cơ, đau khớp, tổn thương tim, các mạch máu và thận… Đặc biệt, nếu ngộ độc liều cao hoặc do sử dụng trong thời gian dài, trẻ có thể suy thận, tử vong.

Bác sĩ Diệp nhắc nhở: “Khi sử dụng vitamin D không phải căn cứ trên hướng dẫn sử dụng và uống theo như thế, mà phải tùy theo độ tuổi, môi trường sinh sống… Cũng là trẻ ba tuổi nhưng nếu sống ở thành phố quanh năm trong nhà, thiếu ánh nắng sẽ bổ sung vitamin có liều lượng khác trẻ ở vùng quê, vùng biển có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn.

Việc xác định trẻ thiếu ít hay nhiều hoặc thừa vitamin D chỉ có đến bệnh viện mới biết được. Vì vậy, khi bổ sung vitamin D nói riêng và các loại vitamin, khoáng chất nói chung, cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Huy Luân - Trưởng phòng khám Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM khuyên: “Vitamin D không vô hại như nhiều phụ huynh nghĩ, nếu sử dụng không đúng liều, đúng cách thì hại sẽ nhiều hơn lợi. Qua thực tế thăm khám cho thấy có không ít trẻ bị ngộ độc vitamin D vì cha mẹ tự ý bổ sung quá liều. Do đó, cha mẹ cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho con, dù là thuốc bổ - tất cả phải có sự chỉ định của BS”.

Theo Phụ nữ Online.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gầy sút 5 kg trong 1 tháng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư gan

Gầy sút 5 kg trong 1 tháng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư gan

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát hiện ung thư gan, người đàn ông này có dấu hiệu đau tức âm ỉ hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, khi ho, gầy sút 5kg/tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt...

Bé 13 tuổi ói ra máu vì nhiễm khuẩn HP, khuyến cáo cha mẹ cần làm điều này để phòng bệnh cho trẻ

Bé 13 tuổi ói ra máu vì nhiễm khuẩn HP, khuyến cáo cha mẹ cần làm điều này để phòng bệnh cho trẻ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh camera nội soi ghi nhận, tại vị trí tá tràng của bệnh nhi có ổ loét rất lớn, máu đang phun thành tia.

Tìm thấy chất chống ung thư từ loại quả quen thuộc của nhiều gia đình, được ví như 'nhân sâm đỏ' bán đầy chợ Việt

Tìm thấy chất chống ung thư từ loại quả quen thuộc của nhiều gia đình, được ví như 'nhân sâm đỏ' bán đầy chợ Việt

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cùng với các loại carotenoid và dồi dào kali, cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và ổn định huyết áp.

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bằng nghiệm pháp Heimlich, bác sĩ của trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu Đà Nẵng đã cấp cứu thành công cho bé gái bị hóc dị vật.

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng dễ bị bỏ qua

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Ung thư miệng đang ngày càng phổ biến ở người trẻ.

8 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo

8 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo

Sống khỏe - 15 giờ trước

Giấm táo không chỉ là gia vị quen thuộc làm tăng hương vị cho món ăn mà còn được coi là phương thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2 lý do nên sử dụng chanh đào vào mùa thu

2 lý do nên sử dụng chanh đào vào mùa thu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Khác với những loại chanh thông thường ra quả quanh năm, mùa chanh đào chỉ kéo dài từ 1 - 2 tháng vào mùa thu. Cách sử dụng tốt nhất loại quả mọng nước và giàu dinh dưỡng này là ngâm với mật ong giúp giải độc, tăng cường miễn dịch.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc trị được nhiều bệnh

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc trị được nhiều bệnh

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Cây mã đề là loại cây thuốc dân gian rất phổ biến, thường mọc dại ở các vùng làng quê Việt Nam. Cây mã đề được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh.

Loại gia vị người Việt dùng gấp đôi khuyến cáo, hiểu sai nghiêm trọng khiến tim, thận 'chịu trận'

Loại gia vị người Việt dùng gấp đôi khuyến cáo, hiểu sai nghiêm trọng khiến tim, thận 'chịu trận'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người Việt có thói quen ăn đậm vị. Chính cách nêm gia vị này tiềm ẩn vô số bệnh tật.

Ăn chuối luộc có tác dụng gì

Ăn chuối luộc có tác dụng gì

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chuối luộc là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Top