Hà Nội
23°C / 22-25°C

Men gan tăng cao nên ăn gì?

Thứ bảy, 10:55 01/03/2025 | Bệnh thường gặp

Men gan cao có thể là một dấu hiệu cảnh báo gan đang hoạt động không bình thường. Khi các tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ giải phóng các enzym vào máu, gây tình trạng men gan cao.

Ai có nguy cơ bị men gan cao ?

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tăng men gan bao gồm: người ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia, thường xuyên sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân viêm gan, gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ gan, viêm gan,… Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ các chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp, kim loại nặng,… cũng rất dễ mắc phải tình trạng này.

Chẩn đoán, xét nghiệm men gan cao

Để phát hiện kịp thời men gan tăng cao, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm men gan: bao gồm xét nghiệm nồng độ ALT, AST, ALP và GGT. Đây là các chỉ số trực tiếp chẩn đoán và đánh giá mức độ tình trạng men gan cao.
  • Xét nghiệm chức năng gan: xét nghiệm sẽ giúp đánh giá chức năng tổng thể của gan, từ đó phát hiện các tổn thương trong tế bào gan.
  • Siêu âm gan: có thể xác định các đặc điểm bất thường trong gan, như dấu hiệu gan nhiễm mỡ, xơ gan hay các khối u.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu các chẩn đoán hình ảnh như CT scan hay MRI để đánh giá sự tổn thương và bất thường của gan.

Chế độ ăn cho người men gan cao

Men gan tăng cao nên ăn gì?- Ảnh 1.

Người men gan tăng cao nên ăn các loại quả mọng: nho, dâu, phúc bồn tử, việt quất...

Thực phẩm cho người men gan tăng cao:

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ người men gan cao nên ăn và cần kiêng những loại thực phẩm giúp khắc phục tình trạng bệnh.

Chế độ ăn cho người bị men gan cao nên giàu chất xơ, chất oxy hóa và các dưỡng chất giúp phục hồi chức năng gan.

  • Rau xanh: Rau xanh giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp thanh lọc gan và hỗ trợ chức năng gan, bao gồm: cải xanh, súp lơ, rau muống, rau ngót, rau cải thìa và các loại rau xanh lá khác.
  • Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp giảm tải công việc cho gan và duy trì chức năng gan tốt. Do đó, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện chỉ số men gan.
  • Các loại quả: Các loại quả mọng (nho, dâu, phúc bồn tử, việt quất,…), quả có nhiều múi (cam, chanh, bưởi, quýt,…) chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp giảm tổn thương gan.
  • Hạt và ngũ cốc: Lúa mạch, yến mạch, hạt lanh và hạt chia đều rất giàu chất đạm, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Trong đó, chất đạm được biết đến với công dụng tái tạo tế bào mới, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương của gan.
  • Các loại cá giàu omega 3: Omega 3 trong cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi. Omega-3 có tác dụng giúp giảm việc tổn thương gan và có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Người men gan tăng cao cần kiêng thực phẩm sau:

Một số loại thực phẩm người bị tăng men gan nên kiêng trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Kiêng rượu bia: Người bị men gan cao tuyệt đối không nên uống rượu bia và thức uống chứa cồn.
  • Hạn chế thực phẩm có hàm lượng chất béo cao: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo tổng hợp bao gồm đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, da và mỡ động vật,…
  • Hạn chế thực phẩm quá mặn hay quá ngọt: Bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối như bánh kẹo, mứt, nước ngọt, các món mắm, dưa muối, đồ ăn đóng hộp,… để tránh tích tụ chất béo và giảm gánh nặng lên lá gan.

Để phòng ngừa men gan tăng cao tốt nhất chính là duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Có thể áp dụng chế độ ăn uống nêu trên kết hợp với việc tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày. Đồng thời, người có bệnh lý nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, phòng tránh viêm gan siêu vi bằng cách tiêm vaccine theo khuyến cáo của Bộ y tế cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ men gan cao.


BS Nguyễn Văn Chương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Top