Mẹo để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn
Bạn có thấy lượng đường trong máu tăng cao sau khi dùng bữa không? Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn ngăn chặn điều này.
Theo NDTV, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng là phải theo dõi lượng đường trong máu. Nếu bạn không kiểm soát được lượng đường trong máu, nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường sẽ tăng cao. Một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ cao mắc bệnh tim, tình trạng da, tổn thương thần kinh, các vấn đề về chân và nhiều hơn nữa.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tăng lượng đường trong máu sau khi ăn được gọi là tăng đường huyết sau ăn hoặc sau bữa ăn. Mức tăng đột biến này bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như quy mô bữa ăn, thời gian ăn, thời gian dùng thuốc và thực phẩm bạn đang ăn.

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Dưới đây là những lời khuyên mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn:
Kiểm tra nhật ký bữa ăn của bạn
Nmami Agarwal, chuyên gia dinh dưỡng tại Nmami Life cho biết: "Bạn cần kiểm tra bữa ăn của mình ngay từ buổi sáng. Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh mì trắng và các loại thực phẩm khác có thể gây tăng đột biến sau bữa ăn. Lập kế hoạch cho bữa ăn có thể giúp bạn lựa chọn tốt hơn."
Ăn nhiều bữa nhỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa ăn nhiều và nặng. Nó sẽ giúp bạn ngăn chặn những biến động đột ngột.
Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Chọn thực phẩm GI thấp
Một bước quan trọng khác mà bạn nên làm theo khi lựa chọn thực phẩm của mình là kiểm tra chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm.
GI chỉ ra ảnh hưởng của thực phẩm tiêu thụ đối với lượng đường trong máu của bạn. Thực phẩm có chỉ số GI thấp, bao gồm bông cải xanh, nấm, cà chua, cà rốt, ớt chuông đỏ, bưởi, anh đào, táo, chuối, lê, cam, bắp,...

Nên chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Ảnh: NHẬT LINH
Theo dõi lượng carb của bạn
Carbohydrate (carbs) là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng lên. Khi bạn ăn carbs, chúng sẽ được chia nhỏ thành đường đơn. Sau đó, những loại đường này sẽ đi vào máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên nên ăn ít carb hoặc chọn những loại carbs lành mạnh hơn.
Bạn nên tránh tiêu thụ carbs đã qua chế biến (còn được gọi là carbs tinh chế). Một số nguồn cung cấp carbs tinh chế phổ biến bao gồm đường ăn, bánh mì trắng, soda, kẹo, ngũ cốc ăn sáng, món tráng miệng,...
Hãy cẩn thận về khẩu phần ăn và theo dõi lượng carb hàng ngày của bạn cũng sẽ giúp tránh tăng đột biến lượng đường trong máu.
Cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đừng tập thể dục quá sức, hãy từ từ xây dựng tốc độ của bạn, theo NDTV.
Theo PLO

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 25 phút trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 8 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 9 giờ trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 20 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 22 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.