Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹo đối phó với rét đậm

GiadinhNet - Để giảm thiểu tác hại của rét đậm rét hại kéo dài với sức khỏe, ngoài mặc ấm, chăn đệm bảo đảm đủ ấm... người dân cần có kiến thức giữ ấm khi trời lạnh.


Mẹo đối phó với rét đậm 1
Trời lạnh ra đường cần luôn giữ ấm
 

Theo các bác sĩ, trời lạnh nên uống nước ấm, dù là nước lọc, trà hay cà phê để cơ thể bạn ấm hơn. Không nên uống nhanh, mà hãy nhâm nhi để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp cơ thể ấm hơn. Đồ nóng còn thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, cung cấp đủ ôxy cho cơ thể.

Mặc nhiều lớp áo giữ ấm cơ thể hiệu quả hơn là mặc 1 - 2 cái áo thật dày.

Tay và chân là hai vùng dễ bị lạnh nhất, cũng dễ bị lạnh “tấn công” nhất. Buổi tối nhớ thoa kem dưỡng ẩm để tay không bị khô nẻ, đau đớn. Luôn đi găng tay và tất để giữ ấm, bảo vệ các khớp nhỏ và cơ thể cũng ít bị lạnh hơn. Găng tay bằng chất liệu lông tơ mềm mại sẽ ấm và tốt hơn găng da.

Ăn nhiều đồ cay nóngđể giữ ấm cơ thể từ bên trong (nếu có vấn đề về dạ dày thì hạn chế ớt). Nên ăn nhiều gừng tỏi vừa ấm người từ bên trong, tăng lưu thông máu, chống cảm cúm…

Trời lạnh không nên kiêng ăn chất béo bởi những người kiêng chất béo thường bị lạnh hơn so với những người khác. Hãy thay thế chất béo động vật bằng chất béo thực vật, bằng cách ăn nhiều các loại hạt hạnh nhân, hạt dẻ, bỏng ngô vừa không bị tăng cân, còn cung cấp các chất béo giữ ấm cơ thể.

Trời lạnh nhiều người lười vận động nên dễ bị tăng cân. Do đó rất cần tập thể thao để vừa tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu lạnh, da dẻ cũng đẹp hơn.

Trời lạnh cũng không nên đắp chăn nằm nhà, mà hãy cùng bù khú với bạn bè ở một điểm, hay nhà ai đó. Đừng để cô đơn xâm lấn vì buốt giá sẽ tăng lên. Trò chuyện qua điện thoại cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Phụ nữ ngoài giữ vẻ xinh đẹp cần chú ý giữ ấm. Nếu gội đầu buổi sáng, nhớ sấy khô tóc trước khi đội mũ. Tóc ướt không nên ra ngoài vì dễ bị cảm lạnh, nhẹ cũng đau đầu, nặng dẫn tới đau khớp, tê liệt các cơ bắp.

Cổ rất dễ bị hơi lạnh tấn công khiến cả người ớn lạnh, cơ bắp dễ bị đau, co thắt và lan tỏa ra các xương bả vai, nhức đầu, chóng mặt, cứng cổ… Eo và bụng nếu bị lạnh có thể sẽ gây đau bụng, đi ngoài và một số bệnh phụ khoa… Do đó cần mặc áo len dài, áo khoác dài để giữ ấm.

Trời lạnh nên làm duyên với những chiếc khăn dù đã mặc áo cổ lọ. Quàng khăn giữ cho cơ thể được ấm áp, giảm được buốt giá và một số chứng bệnh phổ biến như huyết áp cao, mất ngủ, ảm lạnh, viêm khớp, đau đầu, cảm cúm...

Trà Giang

thuhuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 12 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Top