Hà Nội
23°C / 22-25°C

Miền Trung: ”Nóng” vì bệnh tay chân miệng

Thứ tư, 09:02 14/03/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dịch tay chân miệng (TCM) đang bùng phát mạnh tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng khiến các bệnh viện lớn khu vực này quá tải.

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh bình tĩnh, vì bệnh TCM có thể được điều trị khỏi ở bất kì trung tâm y tế nào nếu được phát hiện kịp thời ở thể nhẹ…
 

Trẻ bị mắc bệnh TCM được điều trị ở Trung tâm Phụ sản - Nhi Đà Nẵng . Ảnh: T.G

Bệnh diễn biến phức tạp
 

Trên địa bàn Đà Nẵng đã có trường hợp bệnh nhi tử vong vì mắc bệnh TCM. Đó là bé trai Nguyễn Anh Kh., 22 tháng tuổi, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Theo Sở Y tế Đà Nẵng, sau 3 tuần bùng phát, dịch TCM đã xuất hiện tại 50/56 xã, phường; trong đó quận Hải Châu có 51 ca, quận Thanh Khê 34 ca, quận Ngũ Hành Sơn 30 ca… đa số trẻ mắc dưới 5 tuổi. Hiện các ca mắc TCM đều được điều trị tại Trung tâm Phụ sản-Nhi.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế TP Đà Nẵng, tính đến ngày 4/3, trên địa bàn thành phố đã có 235 trường hợp bị bệnh TCM đã và đang điều trị tại các cơ sở y tế; trong đó có 17 trường hợp bị nặng đang điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu của Trung tâm Phụ sản - Nhi. Đà Nẵng cũng là địa phương có trẻ mắc bệnh cao thứ hai khu vực miền Trung, chỉ sau Khánh Hòa (271 ca).

Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cũng cho biết, trong khi các ca bệnh về sốt xuất huyết, rubella chỉ xuất hiện rải rác thì bệnh TCM tiếp tục tăng cao. Ghi nhận tại Trung tâm Phụ sản- Nhi Đà Nẵng, ngày 12/3 có 354 bệnh nhi tới khám và điều trị. Trong khi đó, ngày 10/3 chỉ có 259 bệnh nhi. BS Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa dịch tễ và côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng) cho biết, tuần vừa qua ghi nhận có 110 ca mắc bệnh TCM (tuần trước đó có 105 ca).

Tại Quảng Nam, từ đầu năm đến nay đã có 13/18 huyện, thành phố báo có dịch TCM với tổng cộng gần 200 trường hợp. Tại Quảng Ngãi, 3 tháng đầu năm bệnh TCM đã xuất hiện và bùng phát mạnh. Tính đến thời điểm hiện nay, Quảng Ngãi đã có hơn 250 ca TCM đã và đang điều trị tại các bệnh viện. Năm 2011, Quảng Ngãi có số bệnh nhân mắc bệnh TCM cao với 7.100 ca, trong đó có 5 ca tử vong.
 
Nỗ lực đối phó

Trước tình hình bệnh TCM ngày càng gia tăng, ngày 12/3, ngành y tế TP Đà Nẵng đã chính thức khai trương Tổ tư vấn, truyền thông về TCM. Ngay trong ngày 12/3, tổ này đã giải đáp, tư vấn cho hơn 30 bậc phụ huynh về bệnh TCM. “Chúng tôi chủ yếu tư vấn cho các trường hợp bị bệnh nhẹ (độ 1) để cha mẹ các em biết cách chăm sóc, điều trị ở nhà thay vì đến viện. Hoặc các phương pháp để chẩn đoán đúng các biểu hiện của bệnh. Việc thành lập tổ này giúp cha mẹ các bé yên tâm hơn về bệnh tình của con, đồng thời giảm tải cho bệnh viện”, BS Nguyễn Tam Lãm nói.

UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu các sở ban ngành và các địa phương tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch TCM. Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã trực tiếp kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh ở BV Nhi Quảng Nam và yêu cầu huy động các nguồn lực chủ động phòng chống dịch bệnh tại các huyện, thành phố. Ngoài ra, yêu cầu Sở Y tế tăng cường tập huấn cán bộ y tế cập nhật phác đồ điều trị, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị tích cực bệnh nhân, hạn chế trường hợp tử vong; thông tin, báo cáo kịp thời để triển khai ngay các biện pháp dập dịch.

“Cần rà soát trang thiết bị cấp cứu, điều trị, chuẩn bị các thiết bị như monitor, máy thở, bơm kim tiêm, máy truyền dịch tự động, thuốc điều trị  và chuẩn bị khu cách ly để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Điều quan trọng là có sự phối hợp cần thiết giữa các yếu tố như: Y tế, gia đình và nhà trường”, ông Trần Minh Cả cho biết.
 
Gia đình và trường học phòng chống TCM

Ghi nhận ở Đà Nẵng cho thấy, công tác tuyên truyền về bệnh TCM đã được phổ biến đến các địa phương, tuy nhiên, tâm lý của các bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện bệnh đã trực tiếp đưa con vào tuyến bệnh viện lớn - hiện cũng đang quá tải vì số lượng bệnh nhân TCM. Trong khi đó, ngành y tế đã khuyến cáo: Bệnh TCM có thể được điều trị khỏi ở bất kỳ trung tâm y tế nào nếu được phát hiện kịp thời ở thể nhẹ.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, để phòng bệnh TCM, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn.
 
Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Khi phát hiện trẻ bị bệnh TCM cần đưa trẻ tới cơ sở y tế. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi ngày trong 8 - 10 ngày đầu mắc bệnh. Trẻ sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
 
Cảnh báo dịch tay chân miệng

Năm 2012 bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp trên diện rộng với số mắc cao vì những nguyên nhân sau:
1. Bệnh do virus đường ruột, lây theo đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp.
2. Có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp virus khác nhau, đặc biệt sự lưu hành của tuýp virus EV 71 cao nên có nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ gây tử vong.
3. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người lành mang trùng trong các ổ dịch cao tới 71%, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp.
4. Bệnh chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu. Hiện nay bệnh TCM đang có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trong khu vực như: Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc...
10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất trong 9 tuần đầu năm 2012 là: Hải Phòng, Đồng Tháp, Hậu Giang, Lào Cai, Cà Mau, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk và Vĩnh Long.
TS Nguyễn Văn Bình
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
 
Đức Hoàng
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 13 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top