“Mổ xẻ” bài thuốc tiêu độc của lương y xứ Quảng giúp hàng trăm bệnh nhân điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến
GiadinhNet - Vẩy nến là chứng bệnh da liễu khá phổ biến nhưng lại khó điều trị. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây khó chịu và tâm lý tự ti cho bệnh nhân.
Trăn trở với căn bệnh “cứng đầu” này nên nhiều năm qua, lương y Võ Văn Vinh (SN 1973, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã dày công nghiên cứu và phát triển một bài thuốc trị vẩy nến hiệu quả. Với bài thuốc này, lương y Vinh đã giúp nhiều người thoát khỏi chứng bệnh khó chịu, thậm chí cả những ca bệnh kéo hàng chục năm.
Bài thuốc trị vẩy nến nổi tiếng
Ngoài bài thuốc “Tiêu độc Thánh thần thang”, lương Võ Văn Vinh còn được nhiều người biết đến bởi bài thuốc “Thơ cân Hoạt lạc thang” trị bệnh đau dây thần kinh tọa và “Bạch đới thang” chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ. “Thơ cân Hoạt lạc thang” là phương thuốc được bào chế từ rất nhiều thảo dược truyền thống như: Thương truật tẩm nước cơm sao vàng, quế chi, ngưu tất... Còn “Bạch đới thang” gồm các vị: Tặc cốt, Hà thủ ô... có công dụng bổ khí, làm dứt chứng bạch đới, phục hồi sức khỏe, hết mệt mỏi, da dẻ hồng hào, hết vết mụn, nám đa trên mặt.
Tìm đến thị trấn Đức Phổ (Quảng Ngãi) hỏi về lương y Võ Văn Vinh thì hầu như, người dân nơi đây ai cũng biết đến. Từ lâu, lương y này đã được biết đến như vị “cứu tinh” cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh ngoài da, đặc biệt là vẩy nến. Được biết, lương y Võ Văn Vinh (SN 1973) sinh ra trong một gia đình nho học hành nghề bốc thuốc cứu người tại Hội An (Quảng Nam). Cha mất sớm, anh được ông nội là lương y Võ Lan Đường chăm sóc và nuôi dạy. Ông nội của lương y Vinh ngoài giỏi về y thuật rất am hiểu Hán văn, đã từng dịch thuật nhiều cuốn sách quý của từ y học cổ truyền Trung Hoa. Tất cả những kiến thức này và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông đã truyền hết lại cho cháu nội.
Tiếp nối sự nghiệp của ông, lương y Vinh rất tích cực trong việc học nghề qua việc dịch các cuốn sách về y học nổi tiếng của Trung Hoa. Ngoài ra, các tài liệu nghiên cứu y học của các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, anh cũng đều dành thời gian tìm hiểu. Năm 1994, anh theo học các khóa “Đông dược cơ bản”, “Lý luận cơ bản”, “Bào chế cơ bản” tại Viện Y dược học Dân tộc TP. HCM. Sau 4 năm học tập, anh đã hoàn thành xuất sắc 3 khóa học này. Bên cạnh đó, anh cũng đạt loại giỏi trong kỳ kiểm tra trình độ chuyên môn Y dược và Y dược học Cổ truyền do Sở y tế và Hội y học cổ truyền tỉnh Bình Định tổ chức. Người dân địa phương cho biết, bài thuốc giúp lương y Vinh nổi tiếng khắp trong, ngoài vùng là bài thuốc trị vẩy nến. Nhiều trường hợp bệnh rất nặng, kéo dài từ 8-14 năm đã được lương y Vinh chữa khỏi.
Lương y Vinh cho biết, y học cổ truyền gọi bệnh vẩy nến là tùng bì tiễn, là một bệnh da liễu thường gặp, mạn tính và hay tái phát. Vị trí hay bị là những vùng da bị tì, cọ nhiều như khuỷu tay, đầu gối, mông, xương cùng, vùng mấu chuyển lớn. Lúc đầu, từng lớp vẩy bong ra như nến rồi đến màng bong là một màng rất mỏng. Khi lớp màng được nạo đi sẽ thấy rướm máu lấm tấm, có lẫn cả tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, vì vậy còn được gọi là hiện tượng sương máu. Có trường hợp, vẩy nến khu trú ở da đầu, ăn xuống rìa tóc hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, có khi lan ra toàn thân. Móng tay chân có thể dày, sần sùi, móng có vạch ngang, dễ gãy, dưới móng có chứa bột trắng. Nhiều trường hợp vảy nến nổi ngay trên các vết sẹo, vết sượt da, vết mổ, vết tiêm. Bệnh gây ngứa ít nhiều tuỳ từng theo từng người, tiến triển từng đợt, lúc ổn định, lúc vượng, có lúc tự nhiên khỏi, thường hay tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Bệnh lâu ngày tính chất mùa không còn rõ rệt. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bị mắc phải. Người bệnh thường gặp trở ngại trong việc giao lưu, tiếp xúc với người khác, gây khó khăn trong công việc và cuộc sống. Bệnh cũng rất khó điều trị khỏi một cách hoàn toàn và dứt điểm.
Bài thuốc giúp tiêu độc
Về bài thuốc trị vẩy nến của lương y Võ Văn Vinh, lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Ba vị thuốc lương y Vinh nêu ra đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho da. Tuy nhiên vẩy nến là chứng bệnh da liễu khó trị, chắc chắn còn những vị thuốc quan trọng khác mà lương y Vinh chưa đưa ra. Bởi vậy, tôi chưa thể đánh giá được bài thuốc này một cách toàn diện được”.
Theo lương y Vinh, y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến. Bởi vậy bài thuốc chữa bệnh vẩy nến của anh tập trung vào tác dụng giải độc, có tên là “Tiêu độc Thánh thần phương”. Bài thuốc này có một số thành phần chính là hoa phấn, kinh giới, bạc hà... Các loại thảo dược này được kết nhau với nhau theo những tỷ lệ nhất định, gia giảm theo luật “Quân, Thần, Tá, Sứ”, áp dụng cho từng mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân. Trong đó, cây hoa phấn (còn có tên khác là sâm ớt, phấn đậu hoa, ngân chi hoa đầu, thủy phấn tử hoa) là loại cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, bào chế thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, hoa phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu… Bộ phận dùng làm thuốc là rễ hoặc toàn cây. Vì có tác dụng dưỡng da nên thảo dược này thường được dùng trong các bài thuốc làm đẹp, giúp giảm vết nám và tàn nhang.
Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc, dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Vì rất tốt cho da nên người ta thường dùng nấu nước uống và tắm hằng ngày để chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt. Bạc hà có tính kháng khuẩn rất cao, giúp tiêu diệt những vi trùng gây bệnh trên da tại những nơi bị chấn thương. Do vậy lá bạc hà đặc biệt tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da. “Tất cả những vị thuốc trên đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc từ bên trong. Người bệnh sau một thời gian sử dụng thuốc sẽ thấy các vết thương trên da lành dần và biến mất. Tuy nhiên căn bệnh này ở mỗi người khác nhau, tôi sẽ tùy vào tình trạng bệnh nhân để gia giảm các vị trong bài thuốc sao cho hiệu quả nhất”, lương y Vinh cho biết.
Theo lương y từ khi làm nghề, anh đã chữa trị thành công, không tái phát cho khoảng 36 người bị bệnh nặng trong và ngoài tỉnh, với những bệnh nhân bị nhẹ thì anh không nhớ rõ là bao nhiêu người nữa. “Bệnh vẩy nến không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có người phải “chung sống” với nó suốt đời vì rất khó điều trị. Nhiều bệnh nhân bị bệnh đến mấy chục năm, đã từng uống nhiều loại thuốc, đi nhiều nơi chữa trị tốn khá nhiều tiền nhưng không khỏi. Thậm chí, có người còn muốn quyên sinh vì tuyệt vọng với ngoại hình. Cũng bởi vậy mà tôi rất trăn trở với căn bệnh này. Dựa theo các bài thuốc trị bệnh ngoài da của ông nội để lại, tôi đã bào chế ra “Tiêu độc Thánh thần thang”. Qua thực tế điều trị, tôi thấy nó rất hiệu quả”.
Một bệnh nhân được lương y Vinh cho chúng tôi số điện thoại xác nhận hiệu quả chữa bệnh là Nguyễn Thị Hằng (35 tuổi, ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi). Chị Hằng cho biết, chị bị chứng bệnh vẩy nến từ nhỏ nên rất mặc cảm về ngoại hình của mình. Chị được bố mẹ đưa đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Bị bạn bè xa lánh, chị nghỉ học ở nhà. Đi xin việc làm ở đâu, người ta cũng nhìn bằng ánh mắt e ngại nên cuối cùng, chị lại phải quanh quẩn ở nhà. Lớn lên đến tuổi lấy chồng, chị cũng không được ai để ý bởi chứng bệnh quái ác. “Sống chung với bệnh lâu ngày cũng quen, nhưng cứ nghĩ đến cuộc sống cô đơn suốt cuộc đời, tôi lại thấy buồn tủi. Những tưởng sẽ không còn cơ hội chữa khỏi nữa nhưng may măn, tôi được một người bà con giới thiệu với lương y Vinh và đến chữa trị. Tôi khỏi bệnh đã 2 năm nay và thời tới thời điểm hiện tại chưa hề tái phát. Tôi thực sự rất biết ơn thầy Vinh”.
Nhật Duy

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 15 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.