Mối nguy lây lan COVID-19 trong gia đình từ thú cưng
GiadinhNet - Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ vật nuôi sang người có thể xảy ra theo 2 trường hợp.
Trước thông tin có nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ vật nuôi sang người, trao đổi với PV Gia đình & Xã hội, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết hiện nay chưa có bằng chứng thật rõ ràng về việc chó mèo, vật nuôi… là vật chủ trung gian truyền bệnh COVID-19 cho người.
Bên cạnh đó, đã có những công bố xét nghiệm thấy SARS-CoV-2 trong chó mèo và nguy cơ lây lan theo cơ chế qua đường hô hấp của vật nuôi là thấp.
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng việc lây nhiễm COVID-19 từ chó mèo là có trong 2 trường hợp: Người mắc COVID-19 ôm ấp, vuốt ve, chăm sóc, gần gũi chó mèo. Người nhiễm có thể ho, hắt hơi, lây dính nước bọt mang virus SARS-CoV-2 lên lông, da của vật nuôi.
Nếu người không mắc bệnh nhưng lại ôm ấp chó, mèo (có tiếp xúc như trên với người mắc bệnh) thì có thể lây, dính virus lên tay. Người này lại đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì có thể lây nhiễm COVID-19.
Rửa tay sau khi sờ động vật, vật nuôi bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây chính là một biện pháp hiệu quả phòng tránh sự lây lan của virus, theo khuyến cáo của UNICEF.
Ngoài ra, cần rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh; trước và sau khi ăn; sau khi vứt rác; sau khi thay tã cho em bé hoặc giúp trẻ em đi vệ sinh; khi tay bạn bẩn...
Trường hợp thứ 2 là lông chó mèo mang virus từ người nhiễm COVID-19, có thể lây dính lên các đồ vật khác và có nguy cơ lây sang người khác.
"Chó mèo, vật nuôi khác có thể giống như "vật dụng" lây dính virus khác và lây nhiễm qua người khác khi sờ, nắm phải. Giống như các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khác, mọi người, đặc biệt là F0, không nên ôm ấp chó mèo, tránh dùng chung các đồ vật khác với người nhà nếu cách ly, điều trị tại nhà", PGS Phu khuyến cáo.
Theo vị chuyên gia này, việc Bộ Y tế hướng dẫn người mắc COVID-19 không nên tiếp xúc gần với vật nuôi là hoàn toàn phù hợp khi dịch đang diễn biến phức tạp.
"Virus SARS-CoV-2 dính lên đâu đi chăng nữa, không chỉ là lông chó mèo mà có thể là bề mặt điện thoại, tay nắm cửa… thì người tiếp xúc với nó đều có thể bị lây nhiễm", PGS Phu nhấn mạnh lại.
Cũng vì thế, khi áp dụng biện pháp "ai ở đâu, ở yên đấy" thì các vật nuôi cũng cần "cách ly triệt để", không cho chạy ra ngoài, tránh nguy cơ tiếp xúc virus bên ngoài rồi mang về nhà hoặc ngược lại.
Theo Bộ Y tế, COVID-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua các đường lây như:
- Qua tiếp xúc: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm như: bắt tay, ôm hôn; hoặc tiếp xúc gián tiếp: chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình.
- Qua giọt bắn: khi tiếp xúc gần (dưới 2 mét) với người nhiễm nói, ho, hắt hơi tạo ra các giọt có chứa virus bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc hít phải các giọt này.
- Qua không khí: Trong môi trường kín, thông khí kém, khi thực hiện chăm sóc y tế có tạo những hạt nhỏ (aerosol) chứa virus lan theo không khí và có thể gây nhiễm nếu hít phải.
Trong Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành nêu rõ: Có bằng chứng cho thấy virus có thể lây lan sang động vật. Do đó, nếu trong gia đình có vật nuôi thì người mắc COVID-19 không được tiếp xúc gần với vật nuôi.
"Người cùng nhà với người không nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi; Không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình" - Hướng dẫn kèm Quyết định 4156 của Bộ Y tế khuyến cáo.
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 10 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.