Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm

Thứ bảy, 12:56 21/12/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng.

Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?

Trứng là một trong những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống. Trứng giàu protein, chất dinh dưỡng, được coi là một trong những thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng…

Người phụ nữ kiên trì ăn một quả trứng luộc mỗi sáng

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm - Ảnh 2.

Bà Lý Mẫn đã kiên trì ăn một quả trứng luộc vào buổi sáng trong suốt một năm. (Ảnh: Serious Eats)


Một năm trước, trong đợt khám sức khỏe định kỳ, bà Lý Mẫn (63 tuổi, ở Trung Quốc) được chẩn đoán bị tăng mỡ máu và bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ. Bác sĩ cho biết, tình trạng tăng mỡ máu và gan nhiễm mỡ của bà chưa quá nghiêm trọng, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt lành mạnh là có thể cải thiện.

Sau đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, bà Lý đã bắt đầu tìm hiểu thông tin về chế độ ăn uống lành mạnh. Bà Lý bắt đầu hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán ngập dầu, thay vào đó bà chuyển sang ăn các món ăn được luộc, hấp. Đặc biệt, mỗi buổi sáng bà Lý sẽ ăn sáng bằng 1 quả trứng luộc. Thói quen ăn trứng luộc mỗi sáng đã được bà Lý duy trì trong suốt một năm qua.

Gần đây, bà Lý đến viện để tái khám, kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số mỡ trong máu đã trở về mức bình thường và tình trạng gan nhiễm mỡ đã được cải thiện đáng kể.

Bà Lý vô cùng vui vẻ với kết quả chẩn đoán lần này. Bà Lý Mẫn nói: "Tôi nghĩ việc chuyển sang ăn các món luộc, hấp, đặc biệt là ăn một quả trứng luộc vào buổi sáng đã giúp tôi cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả".

Chuyên gia lý giải

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm - Ảnh 3.

Mỗi ngày ăn một quả trứng có tốt không là băn khoăn của nhiều người.

Về thói quen ăn một quả trứng luộc buổi sáng, bác sĩ giải thích trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho tim mạch và gan. Theo bác sĩ, trứng cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi như vitamin A, B, D, E, K, omega-3, kẽm và choline.

Nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng những người ăn từ 4 - 7 quả trứng mỗi tuần có mức ApoA1 (một thành phần của cholesterol có lợi - HDL) tương đối cao. Những người ăn trứng thường xuyên cũng có mức cholesterol "xấu" LDL trong cơ thể thấp hơn đáng kể. Điều này có nghĩa là ăn trứng thường xuyên có thể giúp điều chỉnh chỉ số mỡ máu trong cơ thể và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

Ngoài ra, trứng cũng chứa nhiều choline, đặc biệt tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do choline đóng vai trò vận chuyển chất béo ở gan và làm giảm cholesterol "xấu" LDL.

Theo chuyên gia, lecithin trong trứng cũng có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol trong mạch máu và gan, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và đào thải các thành phần có hại ra khỏi cơ thể. Tất cả đều có lợi cho việc điều chỉnh tình trạng tăng mỡ máu và gan nhiễm mỡ.

Mặc dù trứng có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng bác sĩ cũng lưu ý rằng mọi người không thể chỉ dựa vào việc ăn một loại thực phẩm duy nhất để cải thiện các vấn đề sức khỏe.

Bác sĩ bổ sung thêm: "Yếu tố then chốt giúp bà Lý cải thiện tình trạng sức khỏe là do bà đã hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa chẳng hạn như thịt mỡ, đồ chiên rán,... và tăng cường ăn các món luộc, hấp".

Mỗi ngày ăn một quả trứng gà có tốt không?

Không ít người băn khoăn về vấn đề mỗi ngày ăn một quả trứng gà có tốt không, vì sự thật là vẫn có nhiều ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên ăn trứng gà không tốt.

Nói về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia trả lời báo Tuổi trẻ rằng, trứng là thực phẩm rất tốt, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.

Một quả trứng gà trung bình chứa 187mg cholesterol. Trứng chứa lượng cholesterol đáng kể nhưng lại tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol do lecithin có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Lòng trắng trứng không chứa chất béo, lượng calo thấp hơn lòng đỏ nhưng lại chiếm hơn nửa trong tổng lượng protein của cả quả trứng. Lòng trắng cũng giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin và magie, tốt cho sức khỏe chung.

Lòng đỏ trứng ít protein hơn lòng trắng nhưng lại chứa phần lớn các vitamin A, B6, B12 và D, canxi, folate và omega-3, cung cấp cholesterol, axit béo thiết yếu. Vì vậy, lòng đỏ được cho là đậm đặc dinh dưỡng hơn, cung cấp khoảng 55 calo.

Không phải lượng dinh dưỡng của tất cả các quả trứng đều như nhau. Dinh dưỡng của một quả trứng phụ thuộc vào kích thước của quả trứng đó. Khi bạn đem quả trứng đi chế biến, thêm dầu, bơ, hoặc ăn với thịt xông khói, xúc xích, phô mai thì hàm lượng calo của quả trứng sẽ tăng lên đáng kể.

Những trường hợp không nên ăn trứng hàng ngày

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm - Ảnh 4.

Tùy từng trường hợp để ăn trứng hàng ngày. Hình minh họa

Người khỏe mạnh có thể ăn một quả trứng mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp chỉ nên ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần. Trứng có hàm lượng cholesterol khá cao, khoảng 180-200 mg mỗi quả, dễ khiến bệnh tiến triển nặng.

Toàn bộ cholesterol trong trứng được chuyển hóa và dự trữ tại gan. Người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan... cũng chỉ nên ăn 2-3 trứng mỗi tuần để tránh làm tăng gánh nặng cho gan. Người bệnh sỏi túi mật ăn số lượng trứng tương tự mỗi tuần để không làm tăng khả năng hình thành sỏi mật.

Người mắc các bệnh trên có thể thay thế trứng bằng nguồn thực phẩm khác, cần ăn đầy đủ, đa dạng thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng. Khi chế biến trứng, cần ưu tiên luộc, hấp; hạn chế chiên rán để giảm chất béo nạp vào cơ thể.

Mỗi người, nhất là đang mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa, bệnh gan, mật, nên đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn chế độ ăn khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau tuổi 50, ăn sáng bằng mì tôm có tốt không? Bác sĩ: Người trung niên dù đói đến mấy cũng nên tránh xa 3 món này

Sau tuổi 50, ăn sáng bằng mì tôm có tốt không? Bác sĩ: Người trung niên dù đói đến mấy cũng nên tránh xa 3 món này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Nhiều người lo lắng gan và thận ở tuổi trung niên sẽ suy yếu dẫn tới chức năng chuyển hóa - bài tiết không hoạt động tốt, ăn nhiều mì tôm sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn lipid máu. Vậy thực tế ra sao?

Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì

Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đồ gia dụng thuỷ tinh được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện dụng và mẫu mã đa dạng, bắt mắt, vậy làm sao để phân biệt đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì?

Ngày nào cũng ăn cá có tốt cho sức khoẻ?

Ngày nào cũng ăn cá có tốt cho sức khoẻ?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Cá là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, vậy nhưng ngày nào cũng ăn cá có tốt không?

5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, ai có dấu hiệu này phải cảnh giác

5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, ai có dấu hiệu này phải cảnh giác

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Đột quỵ có nguy cơ cao xảy ra với những người có bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia...

5 thực phẩm cứ để trong tủ lạnh là có thể gây ngộ độc, ung thư

5 thực phẩm cứ để trong tủ lạnh là có thể gây ngộ độc, ung thư

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Việc cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng để được trong đó, đặc biệt là 5 thứ này.

Mùa lạnh phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

Mùa lạnh phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại di chứng hết sức nặng nề như liệt nửa người, nói ngọng, bại não, hôn mê, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.

Loai củ màu đen kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loai củ màu đen kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tỏi đen chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa cũng như giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường.

Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh

Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này có thể là do nhiệt độ giảm làm thay đổi huyết áp và tình trạng đông máu trong cơ thể.

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Polyp dạ dày là các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Những polyp này khá hiếm và thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào.

Người đàn ông 61 tuổi phải chạy thận suốt đời chỉ vì mắc sai lầm này khi ăn rau

Người đàn ông 61 tuổi phải chạy thận suốt đời chỉ vì mắc sai lầm này khi ăn rau

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Loại rau khiến người đàn ông mắc bệnh thận mãn tính phải chạy thận suốt đời là rau bina, hay có tên khác là cải bó xôi, rau chân vịt.

Top