Món ăn vừa ngon, vừa chữa hiệu quả bệnh sa sinh dục nhiều phụ nữ mắc
GiadinhNet – Sa sinh dục là một bệnh phổ biến, y học cổ truyền có mẹo trị bệnh sa dạ con rất hiệu quả, nhưng thực hiện thì có thể sẽ thấy ghê tay và người ăn chay niệm phật phật thì khó áp dụng.
Sa sinh dục - bệnh nhiều phụ nữ có thể mắc
Nhiều phụ nữ rất dễ mắc căn bệnh quái ác này làm đảo lộn cuộc sống ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và rất đau đớn khó chịu... Đó là sa sinh dục (sa dạ con) là hiện tượng tử cung sa xuống âm đạo, hoặc sa xuống âm hộ, kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang, hoặc sa thành sau âm đạo và trực tràng.
Sa sinh dục là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều chị em phụ nữ có tuổi từ 16 - 50, mức độ sa có thể khác nhau. Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động của người bệnh.

Sa sinh dục rất khó chịu, đau và hôi hám. Ảnh minh họa.
Triệu chứng của sa sinh dục là: Tiểu són khi ho, cười hoặc nhảy. Phụ nữ qua sinh nở rất dễ mắc, nhưng nếu tập các bài rèn luyện bề mặt khung xương chậu đều đặn sẽ hết; Hoặc vọp bẻ xuất hiện ở bụng, hoặc khung xương chậu - có những phụ nữ nói có cảm giác giống như muốn mở toang đường ruột của họ, rất khó chịu khi âm đạo bị phồng lên, hoặc căng đầy, khó khăn khi đi tiểu hoặc đi tiêu.
Có các dạng sa như sau:
- Sa bàng quang (thoát vị bàng quang),
- sa đường tiết niệu (thoát vị tiết niệu),
- sa ruột (thoát vị ruột)
- sa trực tràng
- sa tử cung
- sa âm đạo

Ba ba là vị thuốc chữa sa sinh dục cổ xưa. Ảnh minh họa.
Cách chữa sa sinh dục cổ xưa
Nếu không may bị sa sinh dục mà không kịp tới bệnh viện, hoặc không muốn phẫu thuật thì có thể áp dụng cách chữa cổ xưa mà các cụ hay dùng khi y học hiện đại chưa phát triển và đã chữa khỏi cho nhiều phụ nữ mà không quá tốn kém và không đau đớn.
Hồi nhỏ nhà tôi hay có bệnh nhân mắc bệnh sa này đến tìm bà tôi - vốn là bà lang trong làng để chữa trị. Có người khi đến chữa phải gói phần sa trong vài lớp túi ni lông và giấu trong cạp quần vì nó lòi ra dài cả gang tay và chảy nước hôi thối. Cách chữa của bà tôi lạ, nhưng rất may là họ đa số khỏi.
Nay chia sẻ lại kinh nghiệm cho mọi người được biết và tham khảo mẹo trị bệnh sa dạ con cổ xưa rất hiệu quả, nhưng thực hiện thì có thể sẽ thấy ghê tay và người ăn chay niệm phật thì khó áp dụng.

Các món ăn từ ba ba rất ngon miệng. Ảnh minh họa.
Theo các nhà khoa học, thịt ba ba là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất nhiều chất đạm, các axit amin, vitamin, i ốt... rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nó cũng có những chống chỉ định đặc biệt vì làm sai có thể gây ngộ độc nặng. Nguyên nhân ăn ba ba hay ngộ độc là do thức ăn của ba ba là tôm cá, ốc, thủy sinh nên đường ruột của ba ba chứa nhiều vi khuẩn có hại. Khi ba ba chết vi khuẩn này sinh sôi gây ngộ độc, bệnh tật, vì vậy khi ba ba đã chết, ươn thì tuyệt đối không làm món ăn.
Ba ba nhỏ cũng tuyệt đối không ăn vì có thể còn có độc.
Tốt nhất là ăn ba ba đã trưởng thành – loại cân nặng từ 500 gr, đầu tròn nhọn, đuôi ngắn nhỏ, có hình tam giác. Ba ba có chất lượng nhất là khoảng 8-9 tháng tuổi.

Nên ăn ba ba trưởng thành, từ 500gr trở lên, đầu tròn nhọn, đuôi ngắn nhỏ, có hình tam giác. Ảnh minh họa.
Theo Đông y, thịt ba ba trưởng thành có vị mặn, tính bình, có tác dụng tư âm, tiềm dương, trấn tinh, nhiết kiên, tán kết, đầu ba ba bổ khí trợ dương. Trong thịt ba ba có nhiều dưỡng chất nên có tác dụng cường tráng, ăn được nhiều có thể chữa bệnh lao phổi, khỏi đi lỵ lâu ngày, chữa chứng khí hư... Nhưng thịt ba ba có tính lạnh nên chỉ hợp với người tạng nhiệt.
Mai ba ba bổ huyết, tiêu ứ...
Mật ba ba có vị đắng, tính bình...dùng cho người lao gầy, lao lực quá độ, nhức xương, tiểu tiện ra sỏi, tích huyết sinh hòn cục, sốt rét sinh bắng to, sốt rét lâu ngày.
Loại ba ba cần dùng để chữa sa sinh dục là loại thật già, bắt được trong tự nhiên hoang dã là tốt nhất. Nếu không có thì mới dùng ba ba nuôi cũng đuợc.

Bôi tiết ba ba quanh rốn và vùng bụng dưới của người bệnh là một phần của cách chữa bệnh cổ xưa. Ảnh minh họa.
Cách làm như sau:
- Dùng dao cắt tiết ba ba, lấy tiết ba ba bôi vào quanh rốn và vùng bụng dưới của người bệnh.
- Cắt lấy đầu con ba ba nướng trên viên gạch nung đỏ. Khi nào đầu ba ba chín khô hoặc cháy khô thì lấy ra nghiền bột mịn, hòa nước sôi uống.
- Phần mình con ba ba thì hầm lên ăn hết để bồi bổ (phần mình một con ba ba không thể ăn hết 1 lần, có thể ăn vài ngày. Phần đầu tán bột cũng dùng cho vài ngày).
Mẹo chữa bệnh này thường dù bệnh nặng ăn một con là khỏi, rất hiệu nghiệm. Nhưng lưu ý là người có bệnh, yếu mệt... muốn bồi bổ bằng ba ba thì nên có tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
Thịt ba ba có tính lạnh nên những người có tạng hàn, đang ốm yếu dở không nên ăn thịt ba ba.
Những người có tạng hàn, sinh đẻ, đang ốm yếu dở không nên ăn thịt ba ba.
Theo kinh nghiệm của dân gian thì không nên ăn thịt ba ba với kinh giới sẽ có thể sinh các bệnh lở loét và ngứa.
Ăn thịt ba ba xong không nên ăn đào vì hợp chất có trong 2 loại này kỵ nhau.
Mai ba ba có chứa keo vitamine D, nhưng không biết chế biến dễ gây ngộ độc, và đã có những người bị ngộ độc ba ba với triệu chứng đau bụng, mệt mỏi, co quắp chân tay… Khi bị ngộ độc phải vào bệnh viện cấp cứu gấp.
Bác sĩ Hoàng Kỳ
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 30 phút trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 4 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 6 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...