Món cá "khoái khẩu" của nhiều người Việt nhưng rất dễ nhập viện vì suy đa cơ quan, nhiễm sán trong người
Cá là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh nhất hành tinh. Tuy nhiên, có một kiểu ăn cá "đáng sợ" đang dần trở thành xu hướng trong cuộc sống, đó là: Ăn cá sống.
Ở nước ta, cá sống là món ăn rất phổ biến, thậm chí với nhiều địa phương thì cá sống, gỏi cá còn được coi là món ăn đặc sản. Nhiều người đánh giá: Ăn cá sống ngon ngọt ngon, tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, so với cá nấu chín thì cá sống có thể giữ lại được nhiều giá trị về dinh dưỡng, nhất là nguồn omega-3 quý báu.
Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua những khay cá sashimi ở các siêu thị, quán ăn hoặc gọi cá sống về nhà. Tuy nhiên, thói quen ăn cá sống cũng tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa về sức khỏe, thậm chí có thể khiến con người nhập viện vì nhiễm khuẩn, nhiễm sán và suy đa cơ quan.


Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua những khay cá sashimi ở các siêu thị, các quán ăn hoặc gọi đồ về nhà. (Ảnh: Bảo Nam).
Rùng mình vì nhiều clip ăn cá sống bất chấp nguy hiểm để "câu view"
Cá sống là món ăn đem lại nhiều mối rủi ro cho sức khỏe, thế nhưng trên mạng xã hội có không ít người vì muốn "câu view" mà ăn cá sống bất chấp.
Điển hình như nam TikToker "D" dưới đây, gây tranh cãi khi liên tục chia sẻ các đoạn clip ăn cá sống nguyên con, bao gồm cả các loại cá nước ngọt có vị tanh như cá diêu dồng, cá trê... Những video quay lại cảnh ăn ngấu nghiến cá sống của nam thanh niên này thu về hàng nghìn, cho đến hàng triệu lượt xem. Nam thanh niên này còn tỏ ra thích thú khi thưởng thức những con cá sống nguyên con, dính cả máu.


(Ảnh cắt từ clip).
Hay một Youtuber nổi tiếng khác có tên viết tắt là "NSM", cũng thường xuyên gây chú ý vì những clip ăn cá hồi cả tảng.

(Ảnh cắt từ clip).
Từng trả lời trên báo chí về những video ăn cá sống gây sốc trên mạng, Ths.BS Đặng Ngọc Hùng (Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng, cơ sở TP.HCM) chia sẻ: Cơ thể con người đã thích nghi với đồ ăn chín, do đó việc cố gắng tiêu thụ thực phẩm sống sẽ dẫn đến nhiều rủi ro bao gồm ngộ độc, thậm chí tử vong...
Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng cũng nói, nhiều ý kiến cho rằng đồ ăn sống sẽ chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên điều đó không đúng, những người có đường tiêu hóa không khỏe có thể bị tiêu chảy, kích thích đường ruột... do tiêu thụ các loại đồ sống. Đáng nói, trong thịt, cá sống vốn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu cứ lạm dụng thịt, cá sống thì coi chừng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm sán rất cao.
Nhập viện vì sán chi chít trong người sau ăn loại cá "khoái khẩu"
Năm 2019, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi, vào viện trong tình trạng đau bụng dưới sườn phải kèm theo sốt, vàng da. Khi phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, các bác sĩ phát hiện trong đường mật của người bệnh có đến hàng nghìn con sán lá gan. Bệnh nhân từng là ngư dân, thường xuyên ăn gỏi cá, ốc. Các bác sĩ nhận định ăn gỏi cá là nguyên nhân dẫn đến việc trong đường mật của bệnh nhân xuất hiện quá nhiều sán lá gan, gây sỏi gan, sỏi ống mật chủ...
Đầu năm 2024, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận 1 người đàn ông trung niên nhập viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau mỏi cơ đùi phải. Kết quả chụp X-quang cho thấy có nhiều sán nằm ở các cơ. Bệnh nhân này có sở thích ăn những món tái, sống như: gỏi cá, rau sống và tiết canh.

Một Youtuber quay cảnh ăn cá sống gây xôn xao. (Ảnh cắt từ clip).
Năm 2015, có hơn 160 người tại Singapore bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) do ăn cá nước ngọt sống. Trong đó, có 2 người tử vong, 1 người phải cắt bỏ tứ chi, 1 người bị mất thính giác...
Trong các mối rủi ro do ăn cá sống thì nhiễm sán lá gan là phổ biến và nguy hiểm bậc nhất. Loại sán này sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở mô gan. Tuy nhiên, trong giai đoạn xâm nhập thì sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp... Chúng có thể khiến gan phình to, nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và ung thư gan.
Ăn cá như thế nào mới an toàn?

Không nên ăn cá sống nếu không biết nguồn gốc của chúng. (Ảnh: Bảo Nam).
Bác sĩ Laurent Beaugeri (bác sĩ người Pháp) chia sẻ: Vì con người không thể nào phát hiện ra ký sinh trùng bằng mắt thường nên cách tốt nhất để ăn cá là ăn cá chín kỹ hoặc bảo quản cá thật kỹ trong ngăn đông của tủ lạnh.
Nếu muốn ăn cá sống tại nhà, các gia đình cần làm lạnh cá tối thiểu một tuần trong tủ đông. Đối với những con cá được nuôi trong quy trình sạch sẽ, an toàn thì bạn có thể ăn chúng mà không cần cấp đông trước.
Chỉ nên ăn cá sống ở các cửa hàng có hệ thống cấp đông chuyên nghiệp và hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc của cá trước khi ăn.
Ngoài ra, những người hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa kém, trẻ em, người già, phụ nữ mang bầu... được khuyên không nên tiêu thụ các loại cá sống.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 58 phút trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 6 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.