"Mong các bệnh nhân hợp tác với cán bộ y tế"
GiadinhNet - Theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, bên cạnh những người mắc COVID-19 có ý thức tốt, hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế để khắc phục những khó khăn thì vẫn còn không ít người thiếu ý thức. Họ xả rác vô tư qua các tầng lầu, dọc các hành lang. Họ la hét, họ đòi hỏi nhân viên y tế phục vụ cả những việc không chính đáng.
Đêm khuya 21/7, PGS.TS Đỗ Kim Quế - Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đồng thời là Tổng chỉ huy Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP.HCM) đã có những chia sẻ tâm huyết từ "điểm nóng" ông phụ trách điều trị.
PGS.TS Đỗ Kim Quế cho biết, ông đã trải qua 8 ngày làm việc tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 cùng với 97 bác sĩ và 187 điều dưỡng, kỹ thuật viên từ Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Thống Nhất. Hiện số bệnh nhân của Bệnh viện đã lên tới 3410 người.
Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: BVCC
Ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8, các bác sĩ, điều dưỡng vốn quen với công việc hàng ngày là khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân, nay không quản nề hà, xắn tay áo dọn vệ sinh các phòng ở cho mình như những công nhân vệ sinh.
Sau 3 giờ cật lực dọn dẹp vệ sinh, tự tay lắp các giường xếp cho mình, họ bắt đầu mặc vào bộ đồ bảo hộ để tham gia nhận bệnh nhân theo đúng quy trình chống dịch bệnh COVID-19.
Ngoài công việc khám chữa bệnh và chăm sóc cho những trường hợp mắc COVID-19 họ còn làm thêm công việc đưa cơm, đưa hàng cứu trợ tới tận tay bệnh nhân. Bác sĩ P.T.A. hay bác sĩ T.H.V. đã mất hơn 2 giờ để tìm ra túi đồ ăn đặc biệt trong một núi hàng tiếp tế gửi vào bệnh viện cho một bệnh nhân chỉ ăn được duy nhất loại đồ ăn của người nhà gửi vào.
Hay như điều dưỡng Đ.T.H. đã nhường phần cơm của mình cho bệnh nhân đói lả vì nhập viện quá giờ phát cơm. Họ đã làm việc tới kiệt sức trong những bộ đồ bảo hộ.
Điều dưỡng Đ.V.Đ. làm nhiệm vụ chuyển bệnh nhân chuyển nặng lên bệnh viện tầng trên điều trị liên tục phải bỏ cả bữa cơm trưa và cơm chiều, về tới nơi nghỉ mệt lả vì đói khát, nóng. Vậy mà anh chỉ lo bệnh nhân không được điều trị kịp thời và sợ mình bị phơi nhiễm không đủ sức khỏe phục vụ người bệnh.
Bên cạnh đó, PGS H., PGS Q. cả đêm liên lạc và trả lời điện thoại để điều phối, chỉ đạo nhận bệnh, chuyển bệnh, hội chẩn xử trí các trường hợp phức tạp…
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: BVCC
Cũng theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, rất nhiều cán bộ y tế đã xông pha nơi tuyến đầu vì người bệnh. Vì cộng đồng họ để lại con thơ, cha mẹ già ở nhà đi chống dịch. Đó là chị P.T.V. vừa nhận nhiệm vụ 1 ngày thì hay tin bố mất nhưng vẫn ở lại làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 1000 giường hay như chị L.Tr. vừa tới nhận nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến thì biết tin ông ngoại mất cũng không thể về chịu tang và đưa tiễn ông tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Đó là các dân quân tuổi đời rất trẻ, không quản ngại nắng mưa vận chuyển giường, bàn, ghế, thức ăn cho cán bộ y tế, cho bệnh nhân, hỗ trợ vận chuyển rác thải… Khuôn mặt, làn da ai nấy đều bị cháy nắng, mồ hôi nhễ nhại. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các em thợ điện, nước làm cả ngày đêm để hoàn thiện các phòng nhận bệnh.
Chưa kể các anh chị công nhân vệ sinh trong bộ quần áo bảo hộ làm nhiệm vụ thu gom và chở rác thải tới khu xử lý, dẫu biết rằng nguy hiểm, thiếu người nhưng họ vẫn cố gắng góp sức cho phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, bên cạnh những người mắc COVID-19 có ý thức tốt, hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế để khắc phục những khó khăn thì vẫn còn không ít người thiếu ý thức. Họ xả rác vô tư qua các tầng lầu, dọc các hành lang. Họ la hét, họ đòi hỏi nhân viên y tế phục vụ cả những việc không chính đáng.
"Chúng tôi thông cảm và thấu hiểu sự lo lắng của họ. Chúng tôi hiểu họ bị căng thẳng, lo âu khi mắc COVID-19, lo lắng cho người thân của họ. Các bác sĩ, điều đưỡng đã làm việc cật lực, đã giải thích, đã động viên để bệnh nhân hiểu được lợi ích của việc cách ly và chăm sóc tại các Bệnh viện Dã chiến thu dung Điều trị COVID-19 này. Nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng đã được phát hiện kịp thời và cấp cứu hiệu quả tại Bệnh viện dã chiến số 8 trước khi chuyển tới các bệnh viện điều trị COVID-19 tầng cao hơn", PGS.TS Đỗ Kim Quế nói.
Theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, bên cạnh những người bệnh COVID-19 có ý thức tốt, hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế để khắc phục những khó khăn thì vẫn còn không ít người thiếu ý thức. Ảnh: BVCC
PGS.TS Đỗ Kim Quế cho biết, ngày hôm nay, nhiều trường hợp sẽ được làm xét nghiệm PCR tại Bệnh viện Dã chiến số 8 và nếu có kết quả âm tính, họ sẽ được xuất viện về nhà. Với mô hình điều trị tháp 4 tầng tại TP.HCM, rất nhiều trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện.
"Chúng tôi mong các bệnh nhân cùng hợp tác với cán bộ y tế trong việc thực hiện các quy định 5K. Chúng tôi mong sao các bạn thu gom rác gọn gàng tại nơi để rác ở phòng mình, chỉ bỏ rác theo quy định, giúp cho nhân viên vệ sinh chuyển rác nhanh hơn, gọn hơn, khử khuẩn tốt hơn. Điều này sẽ giúp môi trường bệnh viện dã chiến trong lành hơn, để các bệnh nhân mau lành bệnh về nhà, dịch bệnh được đẩy lùi, giải tán bệnh viện dã chiến và trả lại công năng đích thực của các tòa nhà này.
Chúng tôi kêu gọi mọi người chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 quái ác này. Các bạn mắc COVID-19 khỏe mạnh có thể tình nguyện hỗ trợ quản lý các buồng bệnh, tham gia dọn dẹp khoa phòng mình đang nằm điều trị gọn gàng sạch sẽ, giúp đỡ bệnh viện bằng những khả năng chuyên môn sẵn có của mình.
Nếu mọi người dân đều ý thức được, thực hiện được các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của các chuyên gia y tế và chính quyền quy định thì dịch bệnh này sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Để TP.HCM trở lại sự năng động, phồn hoa vốn có, để Việt Nam phát triển thịnh vượng, để người mọi người dân Việt sống trong ấm no và hạnh phúc", PGS.TS Đỗ Kim Quế khẩn thiết mong mỏi.
Kim Vân
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.