Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một bộ phận cơ thể cũng bị nhiễm độc như gan, thận... mà nhiều người không hề hay biết

Thứ năm, 16:00 06/06/2019 | Sống khỏe

Cũng giống như gan, thận, tim… hay những bộ phận khác trong cơ thể da là cơ quan rất dễ bị nhiễm độc mà ít ai ngờ tới.

Cơ quan nhiễm độc nhanh

Da là cơ quan bị nhiễm rất nhiều độc tố vì da là cơ quan có trọng lượng rất lớn trong cơ thể (> 5% trọng lượng cơ thể) và bao bọc ngoài cùng, trực tiếp tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường.

Bệnh nhân N.V.Th (35 tuổi, Hà Nội) đến bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng da bàn tay và chân có nhiều vảy sừng khó chịu.

Kết quả khám bác sĩ phát hiện anh Th đã bị ung thư da do bị nhiễm độc Arsen mạn. Bệnh biểu hiện với tình trạng ung thư da rất rõ ràng.


Da là cơ quan bao phủ bên ngoài rất dễ bị nhiễm độc. Ảnh minh hoạ.

Da là cơ quan bao phủ bên ngoài rất dễ bị nhiễm độc. Ảnh minh hoạ.

Sau khi, nghe bác sĩ giải thích về nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh là do quá trình ngộ độc da kéo dài anh Th đã rất bất ngờ. Theo suy nghĩ của anh Th, thì chỉ gan, thận dễ nhiễm độc chứ anh không nghĩ da có thể bị nhiễm độc.

TS.BS Vũ Nguyệt Minh, Phó trưởng khoa Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân các bệnh lý về da do ngộ độc.

Bác sĩ Nguyệt Minh lý giải, da cũng là một cơ quan của cơ thể tương tự như tim, gan, thận, như da đặc biệt hơn các cơ quan khác là nó chiếm khối lượng rất lớn. Vì thế các cơ quan khác bị nhiễm độc thì da cũng bị nhiễm độc.

Quá trình nhiễm độc của da thường dễ và nhanh hơn các cơ quan khác. Do da bao phủ bên ngoài cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Khi môi trường bên ngoài không đảm bảo thì da lại càng dễ bị nhiễm độc.

Theo bác sĩ Nguyệt Minh có 2 nguyên nhân chính khiến do da bị nhiễm độc là tiếp xúc trực tiếp hoặc do chế độ ăn uống, thuốc men…

Yếu tố nhiễm độc da từ bên ngoài thường liên quan tới yếu tố nghề nghiệp. Ví dụ công nhân làm trong các môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: chì, than, các hóa chất khác.

Theo CDC khi nhắc tới vẫn đề nghề nghiệp thì nhắc nhiều tới vẫn đề nghề nghiệp: Viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng… về bản chất chính là ngộ độc da.

"Trong cuộc sống của chúng ta cũng có rất nhiều yếu tố gây độc cho da mà chúng ta không nghĩ tới như: khói bụi từ môi trường, hóa chất tồn tại trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày…", bác sĩ Nguyệt Minh nói.

Nguồn nhiễm độc thứ 2, có thể đến từ bên trong do chế độ ăn uống, thuốc men.

Bác sĩ Nguyệt Minh, cho biết có 4 chất độc cho cơ thể mà da rất dễ bị ngộ độc đó là: Arsen, cadmium, chì và thủy ngân. Trong đó, tại Bệnh viện Da liễu hay gặp nhất là các bệnh nhân nhiễm độc từ nguồn nước sinh hoạt có chứa arsen.

Khảo sát nguồn nước ở đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội của các chuyên gia Việt Nam và Thụy Sỹ cho thấy: nồng độ arsen từ 0,1- 810 μg/l, có 27% giếng có nồng độ arsenic vượt quá nồng độ an toàn 10 μg/l do Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) quy định.

Ngoài ra, công nhân làm nghề luyện kim, khai mỏ, sản xuất kính… hoặc uống thuốc điều trị hen phế quản cổ truyền có nguy cơ cao nhiễm arsen. Arsen lắng đọng tại tổ chức giàu keratin như móng, tóc và da, gây ra biểu hiện sừng dạng điểm dày trên bàn tay, chân, thậm chí là ung thư da.

Thời gian gần đây, người ta nhắc nhiều tới vấn đề nhiễm độc chì trong thuốc. Đặc biệt là chì có trong các loại thuốc cam, thuốc tưa lưỡi gây ngộ độc hay gặp ở trẻ em.

Ngoài ra, chì còn có trong một số loại sơn, sản xuất ắc quy, thủy tinh, đồ tráng men…Oxit chì hấp thu dễ dàng qua da. Ngộ độc chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh trung ương và nhiều cơ quan khác.

Còn nhiễm độc thủy ngân theo bác sĩ Nguyệt Minh thường là do ăn các loại cá sống ở tầng đáy của đại dương. Cá loại cá càng to thì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân càng lớn.

Ngoài ra, trẻ em có thể vô tình tiếp xúc với thủy ngân khi ngậm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân bốc hơi dễ dàng ở nhiệt độ phòng có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương, phổi, viêm miệng, viêm ruột…

Ngoài ra, một chất độc cho da được nhắc tới nhiều đó chính là khói thuốc lào, thuốc lá. Chất cadmium có trong thuốc lá do nhiễm từ nguồn đất cũng là một chất độc cho cơ thể.

Detox có thải độc được cho da?

Bác sĩ Nguyệt Minh.
Bác sĩ Nguyệt Minh.

Bác sĩ Nguyệt Minh cho hay, khái niệm thải độc da nhắc nhiều trên thị trường hiện nay cần phải hiểu rõ hai vấn đề.

Con người sinh sống trong môi trường chịu tác động rất lớn của tia UVA, UVB và các yếu tố ô nhiễm khác. Các ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là ánh sáng này làm da sinh ra các gốc tự do gây độc cho tế bào da và dẫn đến ung thư da, lão hóa da.

"Khái niệm thải độc hiện nay hay nhắc đến là chống lại gốc tự do do chính cơ thể sinh ra. Các thực phẩm detox hiện nay chủ yếu là có các thành phần trung hòa gốc tự do như vitamin C, vitamin E, glutathione, acetyl cysteine,… giảm thiểu các chất này tác hại lên cơ thể".

Còn trong trường hợp nếu như bị nhiễm chất độc như arsen, chì, cadmium hay thủy ngân….từ môi trường vào cơ thể thì cách phòng tránh tốt nhất là phát hiện yếu tố nguy cơ và tránh tiếp xúc. Trong trường hợp này nếu dùng detox vitamin E, vitamin C là không cao bằng việc cách ly với nguồn nhiễm

Có thể dùng các loại vitamin hỗ trợ quá trình đào thải chất độc ví dụ: Vitamin E, kẽm có lợi trong quá trình đào thải Asen; vitamin C có lợi trong quá trình đào thải thủy ngân qua mồ hôi…

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 10 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 12 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top